Tại sao chó hay cắn đồ? Cách trị dứt điểm chó cắn phá đồ đạc

Chó cắn phá đồ đạc trong nhà từ giày dép, bàn ghế đến những đồ đạc giá trị cao. Cách dạy chó không cắn đồ tại nhà giúp bạn trị dứt điểm tật chó hay cắn đồ đạc.


Chó hay cắn đồ là chuyện thường gặp trong quá trình phát triển, tuy nhiên, chẳng ai muốn thấy đồ đạc trong nhà hay món đồ quan trọng của mình bị chó cắn phá cả. Vì vậy, dạy chó không cắn đồ là cực kỳ quan trọng ngay từ khi chó còn nhỏ hoặc chó mới về nhà.

1. Tại sao chó hay cắn đồ?

Chó cắn phá đồ đạc có thể ở bất kỳ độ tuổi nào với các “động cơ” khác nhau, nhưng thường xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến như:

– Chó con mọc răng: Giống như trẻ con, chó con thường trải qua quá trình thay răng từ 3 – 6 tháng tuổi và chúng luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đó là lý do chúng hay tìm kiếm những đồ đạc trong nhà để nhai, gặm.

Chó con hay cắn đồ vì ngứa răng

– Chó có nhiều năng lượng, không được giải phóng: Hay cắn đồ có thể đến từ các chú chó có mức năng lượng cao, chúng luôn bận rộn, luôn tìm cái gì đó để làm, việc tìm kiếm, nhai, gặm đồ vật là cách để chúng giải phóng năng lượng.

– Chó ở một mình quá lâu, không được quan tâm hay chơi cùng: Buồn chán là nguyên nhân phổ biến nhất làm chó hay cắn đồ. Khi ở một mình hay không được chủ quan tâm, chó thường tìm đến các đồ vật để cắn, nhai, ngoài ra, cũng là cách để mong sự chú ý từ chủ.

Chó buồn chán, stress sẽ hay cắn đồ

– Chế độ ăn uống thiếu canxi: Chó thường nhai gặp các đồ đạc cứng có thể đến từ nguyên nhân khẩu phần ăn hàng ngày thiếu canxi. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không phổ biến.

2. Làm gì khi thấy chó cắn phá đồ đạc?

Thái độ và cách xử lý khi bạn bắt gặp chó đang cắn phá đồ đạc rất quan trọng, ảnh hưởng đến hành vi và thói quen sau này của Cún. Vậy khi thấy chó cắn phá đồ đạc cần làm gì?

Làm gì khi chó cắn đồ?

Khi bắt gặp chó đang cắn phá đồ đạc ngay lập tức hãy ra mệnh lệnh dừng lại như “Đừng”, “Không được”, “Dừng” một cách mạnh mẽ, dứt khoát, và cùng lúc đẩy Cún ra khỏi đồ vật đang cắn, tuyệt đối không để cho Cún tiếp tục cắn vì thấy đồ đã hỏng rồi. Điều này sẽ làm cho Cún không phân biệt được đây là hành vi sai và sẽ tiếp tục cắn vào những lần sau.

Các hành động nên tránh khi thấy chó cắn phá đồ đạc:

– Quát mắng, la lớn hay đánh chó khi thấy chó cắn đồ đạc, điều này có thể làm chó trở nên sợ sệt, hoảng sợ, thậm chí là hung hăng và tấn công lại bạn, ngoài ra nếu không kiềm chế được bạn có thể làm Cún bị đau, bị thương.

– Không giằng co đồ đạc Cún đang cắn xé, hãy dùng mệnh lệnh để ra lệnh cho Cún dừng lại. Khi nghe mệnh lệnh Cún sẽ hiểu là hành vi này là sai nên sẽ dừng việc cắn đồ lại, nhưng nếu bạn giằng co với chúng, Cún sẽ hiểu rằng bạn đang chơi, đang đùa giỡn với chúng.

Tuyệt đối không giằng co đồ đạc với Cún

– Không dùng băng keo, dây hay bất cứ đồ đạc nào để bịt miệng hay trói cột chó, điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và Cún cũng không hiểu được chúng đã làm gì sai.

3. Cách trị chó cắn đồ hiệu quả

3.1. Cung cấp đồ chơi riêng cho chó

Mua đồ chơi riêng để chó hạn chế cắn đồ

Mua đồ chơi cho chó là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn chó cắn phá đồ đạc trong nhà. Trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi chó có thể vô tư nhai, gặm, cắn, hãy chọn những đồ chơi có chất liệu bền, chống rách như cao su đặc để bảo vệ răng của chúng. Lưu ý khi thấy chó chơi với đồ chơi của chúng hãy khen bằng lời nói “Giỏi”, “Ngoan”, “Đúng rồi” hoặc vuốt ve Cún nhé.

3.2. Hướng dẫn chó phân biệt

Chó hay cắn đồ có thể là do chúng không phân biệt được đồ nào được cắn và đồ nào thì không, chúng nghĩ tất cả mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi.

Bạn có thể hướng dẫn chó phân biệt được đồ chơi của chúng và đồ đạc không được cắn bằng cách đơn giản là: Đưa 2 loại đồ chơi ra, 1 loại là đồ chơi của chúng, còn lại là đồ đạc trong nhà như giày, dép, túi xách, sách … Hãy dùng đồ chơi chơi với chúng và khi chúng lấy món đồ đạc thì hãy ra lệnh dừng và lấy lại món đồ, vài lần như vậy chú chó sẽ nhận diện được một số đồ đạc không được cắn.

3.3. Đưa chó đi dạo và vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên để giải phóng năng lượng

Vận động để giải phóng năng lượng là cần thiết cho bất kỳ chú chó nào, vận động giúp cho tinh thần của Cún vui tươi, hào hứng, giúp điều hướng sự chú ý của Cún qua các hoạt động tích cực, Cún sẽ không còn buồn chán, lo lắng mà cắn phá đồ đạc nữa.

Lưu ý, bạn có thể cho Cún vào trong chuồng, cũi, quây chắn, đồng thời cung cấp một số đồ chơi cho chúng để ngăn chúng cắn phá đồ đạc trong lúc đó bạn không thể giám sát được chúng. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời, đừng nhốt chúng trong chuồng quá 1 giờ/ngày, Cún sẽ dễ trở nên stress và nguy cơ cắn phá đồ đạc càng nhiều hơn.

3.4. Không để chó một mình trong thời gian quá lâu

Không để chó một mình quá lâu

Cô đơn trong thời gian dài sẽ gây ra sự nhàm chán, lo lắng, làm chó hay cắn phá đồ đạc để giải tỏa tâm lý. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho Cún, nếu bạn phải đi công tác dài ngày, hãy gửi Cún ở các khách sạn chó mèo, hoặc gửi ở nhà người quen nhé.

3.5. Chủ động bảo vệ đồ đạc trong nhà

Bên cạnh việc dạy chó không cắn đồ đạc thì để an toàn hơn bạn nên chủ động tìm cách bảo vệ đồ đạc trong nhà trước khi bị chú chó cưng “để mắt” đến.

– Tạo ra âm thanh: Chó thường có xu hướng sợ tiếng động to, nên bạn có thể sử dụng giấy thiếc bạc đặt xung quanh ghế sofa hay kệ giày dép để tạo ra tiếng lao xao khi chó đến gần, dần dần Cún sẽ tự động tránh xa khu  vực này.

Chủ động bảo vệ đồ đạc trong nhà

– Có khu vực vui chơi riêng cho Cún: Không chơi với Cún ở những nơi có đồ đạc mà chó hay cắn phá như bàn ghế, kệ sách, kệ giày… Có khu vực để chơi riêng và tạo sự vui vẻ cho Cún ở đó, Cún sẽ cảm thấy thú vị và có xu hướng chỉ ở nơi đó để chơi đùa.

– Sử dụng bình xịt chống cắn gặm: Trên thị trường có rất nhiều loại bình xịt có vị đắng với thành phần an toàn để ngăn Cún không cắn đồ đạc. Bạn có thể sử dụng để xịt bên ngoài giày dép hay ngăn, kệ để chó không cắn.

– Cất giữ những đồ vật có giá trị: ví dụ như ví tiền, điện thoại, tai nghe ở những nơi xa tầm nhìn và khả năng đụng đến của chó.


4. Các câu hỏi thường gặp

Khi chó cắn đồ bạn không nên la mắng hay đánh vào mõm chúng, điều này làm chó bị đau, hoảng sợ thậm chí trở nên hung hăng và tấn công lại bạn, ngoài ra mõm của chó có rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm, có thể lúc không kiềm chế được bạn có thể làm Cún bị thương.

Khi bắt gặp chú chó con đang cắn phá đồ đạc trong nhà, ngay lập tức hãy ra mệnh lệnh để Cún dừng lại một cách mạnh mẽ và dứt khoát, cùng lúc đẩy Cún ra khỏi đồ vật đang cắn, tuyệt đối không để cho Cún tiếp tục cắn vì thấy đồ đã hỏng rồi. Điều này sẽ làm cho Cún không phân biệt được đây là hành vi sai và tiếp tục cắn vào những lần sau.
Khi chó cắn đồ đạc không nên:
– Quát mắng , la lớn hay đánh chó, điều này có thể làm chú chó hung hăng hơn, thậm chí còn tấn công bạn.
– Không giằng co đồ đạc Cún đang cắn, xé, hãy dùng mệnh lệnh để ra lệnh cho chó dừng lại. nếu bạn giằng co với chúng, Cún sẽ hiểu rằng bạn đang chơi, đang đùa giỡn với chúng.
– Không dùng băng keo, dây hay bất cứ đồ đạc nào để bịt miệng hay trói cột chó.

– Cung cấp đồ chơi riêng cho chó có đồ chơi để tự do nhai gặm và không cắn phá đồ trong nhà.
– Hướng dẫn chó phân biệt đồ nào là đồ chơi và đồ nào là không được cắn.
– Đưa chó đi dạo và vận động thường xuyên để giúp cho tinh thần của Cún vui tươi, hào hứng hơn. Giúp điều hướng sự chú ý của Cún qua các hoạt đồng tích cực, Cún sẽ không còn buồn chán, lo lắng mà cắn phá đồ đạc nữa.
– Không để chó một mình trong thời gian quá lâu. Cô đơn trong thời gian dài sẽ gây ra sự nhàm chán, lo lắng và chó hay cắn phá đồ đạc để giải tỏa tâm lý.
– Chủ động bảo vệ đồ đạc trong nhà trước khi bị chú chó cưng “để mắt” đến.

3.5/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777