Cho chó đi bơi: Top 6 lưu ý quan trọng để giữ an toàn

Cho chó đi bơi cần chuẩn bị gì để giữ an toàn? Sân chơi, hồ bơi cho chó chuyên nghiệp, chuẩn 5 sao ở đâu tại TP.HCM? Chó thường rất thích bơi lội và hoạt động này rất tốt cho sức khỏe của bé. Nhưng bạn cần biết những lưu ý quan trọng dưới đây.


Bơi lội là một hoạt động thể chất rất vui vẻ và lành mạnh không chỉ cho chúng ta mà còn cho chó cưng. Cho chó đi bơi sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho chúng.

Tuy nhiên, không phải những chú chó nào sinh ra cũng biết bơi.  Và các boss rất thường hay tăng động, phấn khích quá đà dẫn đến vô tình rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy nên, hãy cân nhắc một vài điều sau đây, trước khi mang cún cưng của bạn đi bơi để giữ cho bé luôn an toàn và thoải mái vui chơi nhé!

1. Không phải chú chó nào cũng biết bơi

Những bạn nhỏ chân ngắn, cụt đuôi thường bơi kém hơn các bạn khác

Thật vậy, không phải chú chó nào cũng biết bơi và thích bơi. Hầu hết các giống chó đều có thể dễ dàng học bơi. Tuy nhiên, một số giống chó do hình dáng bẩm sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bơi lội.

Cụ thể là các giống chó như chó Dachshund (chó lạp xưởng), hoặc French Bulldog (chó Bull Pháp)… Do “trời sanh” chân ngắn nên các bé thường gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác quạt và đẩy trong lúc bơi.

Ngoài ra, các giống chó với một thân hình đồ sộ và cơ bắp nặng nề sẽ phải tốn rất nhiều sức để có thể nâng được cơ thể của mình trong nước.

Đặc biệt là các bé chó Pug với đường mũi ngắn, lỗ mũi bị hẹp và khí quản bị sụp, việc thở – là một yếu tố quan trọng khi bơi – với chúng còn khó khăn chứ đừng nói đến việc phải ngụp lặn trong nước.

Pug hay các giống chó mặt xệ thường gặp khó khăn trong việc bơi, vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi cho các bé đi bơi nhé!

Những giống chó gặp khó khăn trong việc hô hấp như vậy còn được biết đến với cái tên brachycephalic. Là một thuật ngữ để chỉ những giống chó có khuôn mặt ngắn và phẳng.

Các giống chó này thường có đuôi ngắn và đuôi chúng hầu như không có tác dụng gì nhiều. Với cái đuôi như vậy thì khi bơi, việc lèo lái gần như là không thể. Thậm chí phần sau của chúng còn có thể bị chìm.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh cho những chú chó đang bệnh, chó có thâm niên (chó già) hoặc chó thừa cân (béo phì) tham gia bơi lội.

2. Hãy mang áo phao cho chó cưng khi đi bơi

Boss mặc áo phao vừa ngầu, vừa đẹp thế này đây!

Bạn nên bắt đầu nghĩ đến việc sắm cho chú chó của bạn một chiếc áo phao mỗi khi đi biển hoặc chơi đùa ở những nơi có sông, suối. Đặc biệt đối với những chú chó:

  • Mới lớn, tính cách còn hiếu động, thích đu đưa, tò mò.
  • Những chú chó đã có tuổi.
  • Có vấn đề về chức năng vận động (đã từng phẫu thuật, bị chấn thương).
  • Những bé cún đang mắc một dạng hội chứng bẩm sinh nào đó (chẳng hạn như chó Pug vừa nêu trên).
  • Những chú chó có nhiều cơ bắp hay chó có bộ lông xoắn dài, chân ngắn.

Để lựa chọn đúng loại áo phao phù hợp cho cún cưng, bạn cần lưu ý những tiêu chí sau đây:

  • Cẩn thận kiểm tra thật kỹ lưỡng độ nổi của áo phao trước khi mua và test trước khi sử dụng.
  • Màu sắc áo phao nên hơi “lòe loẹt” một chút để giúp bạn dễ dàng nhìn và quan sát thú cưng khi bé đang bơi.
  • Phải có quai nắm ở lưng để bạn có thể nhấc chú chó lên khỏi mặt nước hoặc dễ dàng kéo lên trong những tình huống nguy cấp nào đó.
  • Dễ dàng tháo gỡ một cách đơn giản và trơn tru để có thể giúp chú chó của bạn thoát ra nếu phao bị mắc vào một nhánh cây hay vướng phải cái gì đó.
  • Kích thước phù hợp sẽ giúp cún cưng thoải mái hoạt động mà không khó chịu vì quá chật hay lỏng lẻo vì quá rộng.
3. Đừng rời mắt khỏi chú chó của bạn

Không bao giờ rời mắt khỏi chú chó của bạn. Đặc biệt với những giống năng động như Golden, Husky, Corgi…

Phải luôn quan sát hành tung của cún. Đặc biệt trong các vùng nước có dòng chảy như sông, suối, biển. Vì nó rất nguy hiểm.

Nếu chơi trò nhặt banh hoặc đồ vật, bạn nên hạn chế ném xuống những vùng nước xa. Khi chú chó phải dùng miệng để ngoạm hoặc dùng chân để giữ một cái gì đó thì chúng đã đặt bản thân mình vào những nguy hiểm trước những dòng chảy.

Khi bạn cảm thấy không chắc chắn về sức mạnh của dòng nước bên dưới, thì tốt hơn hết là hãy thận trọng. Chơi gần bờ cũng được rồi, đừng bắt em nó đi xa quá nha!

Tóm lại, bạn nên giữ khoảng cách với cún cưng từ 0.5 – 1 mét để có thể kiểm soát tốt được tình hình và có cách “cứu cánh” kịp thời.

4. Không cho chó bơi ở những vùng nước lạ

Từ những sinh vật hoang dã nguy hiểm

Hãy luôn nhớ: Vùng nước lạ đồng nghĩa với những hiểm họa khó lường

Những vùng nước lạ đồng nghĩa với những nguy hiểm tiềm ẩn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng cún. Bạn sẽ không thể biết bên dưới đó có gì. Mà nguy hiểm thường gặp đó chính là rắn.

Loài rắn rất thường hay ẩn nấp trong những cái hang, hoặc phía dưới các tảng đá gần rìa sông. Vì vậy nên tránh cho chú chó của bạn đánh hơi ở những nơi lạ, chẳng may mà va chạm vào nơi con rắn đang rình mò, chúng sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Ngoài ra còn có nhiều loài sinh vật hoang dã nguy hiểm khác, chẳng hạn như những loài cá lớn, cá sấu. Nếu bạn không chắc dưới sông, suối, ao hồ khu vực đó có gì thì tuyệt đối không được cho phép chú chó của bạn đi xuống.

Cho đến những địa hình không thể lường trước

Bên cạnh những sinh vật hoang dã đó bạn cần cũng cần phải lưu ý đến địa hình nơi đó. Nhiều khi bên dưới sẽ có đá ngầm hoặc các loại vỏ ốc sắc bén có thể cắt trúng chân của chó khi bơi. Hoặc sự thay đổi độ sâu bất ngờ ở các vùng nước. Nếu không biết vùng nước đó có độ sâu bao nhiêu, hãy kiểm tra trước khi cho chó xuống bơi.

Còn một loại nguy hiểm thường gặp khác là tảo lục lam. Loại tảo này thường xuất hiện ở các hồ nước ngọt lớn. Chúng có thể gây rối loạn hệ đường ruột của chó cũng như gây kích ứng mắt, tai, họng và da. Nhiều chú chó sẽ nuốt mấy ngụm nước khi bơi, vì thế tảo lục lam thực sự rất đáng lo.

Tảo lục lam trong các hồ nước ngọt có thể gây ngộ độc cho cún cưng của bạn

5. Đừng lờ đi những vùng nước lạnh

Việc bơi ở những vùng nước lạnh có thể khiến chú chó của bạn bị hạ thân nhiệt và kiệt sức, nguy hiểm đến tính mạng

Hãy luôn nhớ rằng chú chó của bạn không thể nói với bạn rằng chúng đang lạnh hay nóng, vì thế hãy luôn để ý những dấu hiệu của chúng. Nếu ở vùng nước đó lạnh đến mức bạn không bơi được, thì chú chó của bạn cũng vậy.

Khi bơi ở vùng nước lạnh, chó sẽ có nguy cơ bị hạ thân nhiệt (hay còn gọi là hypothermia). Lúc này thân nhiệt của chúng sẽ hạ xuống thấp hơn mức bình thường và gặp nguy hiểm. Thân nhiệt trung bình của một chú chó là từ 37.7°C – 39.2°C.

Các cơ bắp của chó lúc này sẽ hoạt động rất khó khăn. Do nước lạnh nên phải cần một lưu lượng máu dồi dào để giữ ấm và hoạt động. Tuy nhiên, việc này sẽ cản trở quá trình phân phối oxy cho cơ thể, và quá trình loại bỏ các chất độc do hoạt động của cơ bắp tạo ra.

Kết quả là cơ bắp của chúng sẽ mỏi và có nguy cơ cao bị đuối nước.

6. Đừng để chú chó của bạn hoạt động quá sức

Vui chơi quá sức có thể khiến chú chó của bạn gặp nguy cơ đuối nước

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là chú chó bị kiệt sức khi đang bơi xa bờ và trong một dòng chảy mạnh đang cố gắng tìm cách quay vào.

Vì thế chúng rất cần sự giám sát liên tục của bạn. Kể cả khi bơi trong hồ bơi. Nơi chúng có thể mặc sức mà nhảy ùm ùm xuống hồ rồi vô tình rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nào đó và không thoát ra được.

Khi cho chó bơi trong hồ bơi, thì việc đầu tiên bạn cần làm là chỉ cho chú chó của bạn nơi để đi lên hoặc nơi có thể đứng được. Bạn chỉ việc bơi với chúng rồi dắt chúng lên bằng một đường duy nhất, ẻm sẽ nhớ vị trí để lên.

Xem thêm: Bận rộn có nên nuôi chó? Cách nuôi chó khi đi làm cả ngày

7. Dịch vụ hồ bơi – sân chơi thú cưng thú vị và chuyên nghiệp tại TP.HCM

Giữa đô thị Sài Gòn phồn hoa, nhộn nhịp với nhịp sống hối hả, xô bồ thì khu tổ hợp vui chơi không giới hạn tại VuiPet sẽ là một lựa chọn vô cùng lý tưởng cho boss cưng nhà bạn giải phóng năng lượng với không gian vận động thân thiện, an toàn và hiện đại bậc nhất trung tâm Quận 2.

Phù hợp từ các bé nhỏ Poodle, Pom, Bull Pháp, Shiba… hay đến những bé to hơn, “tăng động” hơn như Corgi, Husky, Golden… Đảm bảo bé cún nhà bạn sẽ thích mê với “chơi bời” không biết chán, quên giờ giấc và quên luôn cả “con sen” đang “cày deadline”, “đua KPI” cần mẫn ở văn phòng.

Ưu điểm của hồ bơi thú cưng VuiPet cho những ngày nắng nóng “thè lưỡi”:

  • Sử dụng nước máy, hệ thống lọc tuần hoàn, khử khuẩn liên tục kết hợp đèn UV diệt khuẩn đảm bảo nước sạch trong, an toàn cho thú cưng.
  • Thiết kế thân thiện với thú cưng: Độ sâu vừa phải, thiết kế các bậc nhỏ đi xuống phù hợp với các bé Cún sợ nước.
  • Áo phao siêu cưng cho các bé lần đầu đi bơi.
  • Nhân viên VuiPet ân cần hỗ trợ, theo dõi sát sao, hướng dẫn tận tình cho các bé tập bơi dần dần, không còn hoảng nước.

Để xem bảng giá, hướng dẫn đăng ký và chi tiết dịch vụ sân chơi – hồ bơi thú cưng tại VuiPet, mời bạn check đường dẫn kế bên nhé: https://vuipet.com/ho-boi-san-choi-thu-cung. Rất hân hạnh được đón tiếp mọi “đồng gâu” (không đầu gấu) nè!

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777