Bận rộn có nên nuôi chó? Cách nuôi chó khi đi làm cả ngày

Bạn yêu và muốn nuôi một chú chó con nhưng e ngại vì đi làm cả ngày. Vậy người bận rộn thì có nên nuôi chó không? Kinh nghiệm, cách nuôi chó khi đi làm cả ngày.


Trở về nhà sau một ngày bận rộn với công việc, với “con người”. Rất tuyệt vời nếu bạn có một người bạn 4 chân nhiều lông đáng yêu đang chờ để chơi đùa, tâm sự, làm trò giúp bạn điều chỉnh tâm trạng ngay lập tức.

Chú chó cưng giúp bạn up mood rất nhanh

Tuy nhiên, đây lại lý do chính khiến bạn lo ngại có nên nuôi chó hay không vì sợ mình bận, đi làm cả ngày.

Vậy người bận rộn có nên nuôi chó không? Cách nuôi chó khi đi làm cả ngày là gì? Làm sao để cân bằng được công việc và có thời gian cho chú chó cưng. VuiPet sẽ cùng bạn giải rối nhé.

Người bận rộn có nên nuôi chó không?

Người bận rộn có nên nuôi chó không?

Không giống như mèo có tính độc lập cao, thậm chí xa cách, “ghét bị làm phiền”. Chó đích thực là những “đứa trẻ” cần được chăm sóc đúng cách.

Đón một chú chó về nhà, không chỉ cho chúng ăn uống đầy đủ là được. Bạn cần chải lông cho chó ít nhất 2-3 lần/tuần, tắm rửa thường xuyên, dọn dẹp vệ sinh, đưa bé ra ngoài vận động mỗi ngày. Chuẩn bị tinh thần và tài chính cho mỗi lần khám chữa bệnh… Hơn hết là trách nhiệm, tình yêu thương dành cho chú chó của mình vì chúng là những sinh vật sống có tình cảm cần sự quan tâm, chú ý.

Nuôi chó cảnh cần dành nhiều thời gian

Vậy nếu bạn là người bận rộn, phải đi làm cả ngày thì bạn có đủ thời gian và khả năng để nuôi một chú chó không?

Có một sự thật là, ở các thành phố lớn hiện nay, những người trẻ nuôi chó thì có đến 85% người có công việc văn phòng. Điều đó cho thấy, một người bận rộn, đi làm cả ngày hoàn toàn có thể nuôi chó, thậm chí là một người chủ tuyệt vời.

Tuy nhiên nuôi một chú chó có thể trở thành gánh nặng nếu bạn không biết cách sắp xếp. Quan trọng nhất chính là bạn biết được đâu là khó khăn, thử thách của mình, của chú chó cưng và biết cách sắp xếp, điều chỉnh hợp lý.

Nuôi chó cảnh bạn cần biết cách sắp xếp

Cách nuôi chó khi đi làm cả ngày

Dưới đây là các cách để bạn có thể nuôi, chăm sóc chú chó của mình mặc dù cuộc sống khá bận rộn và phải đi làm cả ngày.

Chọn giống chó phù hợp với người bận rộn

Mỗi giống chó sẽ có tính cách đặc trưng và nhu cầu chăm sóc khác nhau. Trong đó, có một giống chó rất năng động, có mức năng lượng cao, cần được chơi cùng. Hoặc một số giống chó rất nhạy cảm, luôn cảm thấy bất an khi không có người bên cạnh.

Nếu bận rộn, đi làm cả ngày, lựa chọn tốt nhất cho bạn là những giống chó độc lập, nhu cầu chăm sóc trung bình và có thể tự chơi một mình. Các ứng cử viên sáng giá được gợi ý cho bạn là: chó Poodle, chó Shiba Inu, chó Bull Pháp, chó Chihuahua

Chó Shiba Inu là giống chó nhỏ, độc lập

Xây dựng quỹ thời gian và thói quen cho chó con mới về nhà

Chó con mới về nhà là thời điểm nhạy cảm nhất. Đây là lúc chó con và cả bạn học cách làm quen với cuộc sống của nhau. Do đó, bạn cần có kế hoạch rõ ràng trong việc chăm sóc bé và chuẩn bị các tình huống phát sinh.

Chó con mới về nhà rất nhạy cảm

  • Thời điểm đón chó con về nhà

Về một môi trường mới, chó con sẽ không tránh khỏi sợ hoang mang, lo sợ và cảm thấy cô đơn. Chó con sủa khi ở nhà một mình là chuyện thường gặp.

Do đó, lúc này bạn cần dành thời gian ở bên cạnh bé càng nhiều càng tốt. Chó con cần được chú ý liên tục, cần được cho ăn, chăm sóc và làm quen với bạn, với môi trường sống mới. Đây cũng là thời điểm bạn dạy, huấn luyện cho bé các lệnh cơ bản và dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ.

Dành nhiều thời gian cho chó con mới về nhà

Bạn có thể đón bé về vào chiều thứ 6 và có trọn vẹn hai ngày cuối tuần để làm quen, chăm sóc, tạo sự liên kết với bé. Nếu có điều kiện hơn có thể xin nghỉ phép 1-2 ngày hoặc đón bé vào các dịp nghỉ lễ.

Tốt hơn nữa bạn có thể nhờ người thân, bạn bè chăm sóc Cún trong thời gian đầu này nhé.

  • Xây dựng thói quen cho chó con

Bạn sẽ đỡ bận rộn và chăm sóc bé chó dễ dàng hơn nếu mọi thứ đi vào thói quen và có lịch trình.

Hãy có kế hoạch cho việc chăm sóc chó cưng như thời gian cho ăn, thời gian đi dạo bên ngoài, thời gian đi vệ sinh, thời gian vui chơi, thời gian đi ngủ… Thời gian đầu sẽ khá vất vả nhưng hãy kiên trì.

Sau một vài tuần bạn sẽ cảm thấy quen thuộc và không còn thấy bất tiện với việc có một chú chó xuất hiện trong cuộc sống nữa đâu.

Xây dựng thói quen cho chó con

>> Xem thêm: Cách nuôi chó con mới về nhà

  • Xây dựng mối liên kết và sự gắn bó với chó cưng của bạn

Chó cần có sự tương tác thường xuyên, đặc biệt là chó con mới về môi trường sống mới. Nếu không được xã hội hoá, ít tương tác với người, chó con sẽ dễ bị trầm cảm, cộc tính, khó dạy dỗ.

Bạn bận rộn, không có nhiều thời gian thì có thể kết hợp các hoạt động hàng ngày cùng với việc bên cạnh chú chó con của mình.

Thay vì đến phòng tập gym một mình, bạn có thể chạy bộ ở công viên và dẫn theo bé chó của mình. Vừa rèn luyện sức khoẻ vừa gắn kết tình cảm với bé Cún.

 Kết hợp luyện tập cùng chó con 

Dành thời gian để vui chơi, chuyện trò với bé chó con nhiều lần trong ngày. Hoặc nếu bạn phải đi làm thì hãy tranh thủ thời gian buổi sáng mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để chơi đùa với Cún nhé. Đừng để bé chó cô đơn một mình trong thời gian dài.

Tạo mối liên kết với chó con mới về nhà

Giới thiệu bé Cún với người thân, bạn bè hoặc đưa bé đến các sân chơi, quán cafe cho thú cưng để xã hội hoá… Tuy nhiên, hãy chú ý đến sức khoẻ của bé, tiêm vacxin đầy đủ trước khi tiếp súc với chó lạ, và chỉ nên tìm đến các địa điểm vệ sinh, an toàn, thân thiện với thú cưng nhé.

Các sự trợ giúp khác khi bạn quá bận rộn
  • Nhà trẻ thú cưng, khách sạn thú cưng

Có rất nhiều các petshop cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng như dắt chó đi dạo, giữ chó ban ngày (daycare) và khách sạn ngắn ngày, dài ngày cho thú cưng (pet hotel). Một petshop chất lượng với nhân viên có chuyên môn sẽ đảm bảo bé Cún được chăm sóc an toàn và đầy đủ nhất.

Gửi chó con ở khách sạn thú cưng

Với hệ thống phòng ốc siêu rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi và sự chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ nhân viên. Khách sạn thú cưng VuiPet tự tin là địa chỉ tuyệt vời để các “du khách 4 chân” đến nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tận hưởng kỳ nghỉ ngắn ngày xa bố mẹ.

Khách sạn cho chó siêu rộng 

Khách sạn cho các hoàng thượng Mèo 

Xem thêm: Tổ hợp khách sạn thú cưng VuiPet

  • Tìm một người bạn khác để chơi cùng

Giống như con người, thú cưng cũng có nhu cầu được kết nối xã hội với những người bạn khác. Nếu có điều kiện bạn có thể nuôi cùng một chú chó khác để bé Cún của bạn có người chơi cùng khi không có bạn ở nhà.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc ưu và nhược điểm nhé, vì nuôi thêm một chú chó nữa có nghĩa là bạn đang nhân đôi áp lực đấy.

Cân nhắc khi nuôi thêm một chú chó khác

  • Nhờ người thân, bạn bè chăm sóc chó cưng
Chú chó cần được đi vệ sinh và dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên. Trong thời gian dài không có sự tương tác với con người, chú chó sẽ rất dễ bị stress.
Nếu nhà bạn có nhiều người thì tuyệt vời, nhưng nếu chỉ có một mình thì khi bận rộn hay đi vắng hãy nhờ người thân đến thăm, cho ăn, dọn vệ sinh cho bé Cún nhé.
  • Đưa chó đến công ty hoặc làm một công việc tại nhà

Hiện nay có rất nhiều mô hình công ty cho phép nhân viên mang thú cưng đến chỗ làm kèm theo một số điều kiện. Đưa chó đến nơi làm việc bạn có thể tranh thủ thời gian giải lai để chơi đùa với bé. Chưa kể, lên công ty các bé Cún lại có thêm các anh, chị, cô chú tranh nhau chăm sóc đấy.

Đưa chó đến nơi làm việc

Ngoài ra, làm việc tại nhà đang trở thành xu hướng. Nếu có một công việc có thể làm tại nhà vừa có thời gian bên cạnh chăm sóc chú chó của mình thì rất tuyệt vời.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo năng suất làm việc nhé. Đừng để chú chó của mình lại trở thành một sự phiền phức và khó chịu cho đồng nghiệp và công việc của bạn.

Làm việc tại nhà cùng chú chó con

Các lưu ý khi để chó ở nhà một mình

Trong quá trình nuôi thú cưng, chắc chắn sẽ có những lúc bạn phải đi ra ngoài và cần để chú chó của mình ở nhà một mình.

Vậy làm sao để chó ở nhà một mình vẫn an toàn, vui vẻ và chờ bạn về. Dưới đây là các mẹo nhỏ, những điều nên và không nên khi để chó ở nhà một mình bạn nên lưu ý nhé.

Chó ở nhà một mình an toàn

  • Chuẩn bị, sắp xếp không gian an toàn, thoải mái

Khi cho chó ở nhà một mình, không nên nhốc chúng trong chuồng/lồng suốt một ngày dài. Hãy cho chú chó tự do khám phá, chạy nhảy trong khi vực cho phép. Và khu vực đó cần đảm bảo an toàn cho Cún và cả những đồ vật trong gia đình.

Nếu để Cún bên ngoài thì hãy đảm bảo hàng rào chắc chắn, không có sơ hở, khó đột nhập tránh bị trộm bắt hay chó bỏ chạy, thất lạc. Ngoài ra, cần đảm bảo không gian mát mẻ, có bóng cây hoặc mái che tránh nắng nóng và mưa ẩm ướt.  

Không gian an toàn cho chó ở nhà một mình

Nếu chó ở trong nhà, bạn cần sắp xếp lại khu vực dành cho Cún. Đảm bảo không có thứ gì gây hại cho chó như thuốc của người, thuốc diệt chuột, ổ điện, xăng dầu,… đồ cá nhân, đồ dễ vỡ nên gác lên cao, gọn gàng tránh xa tầm với của bé chó.

Không gian dành cho Cún cần có đủ đồ ăn và nước uống và khay đi vệ sinh cho chó khi ở nhà một mình.

  • Chuẩn bị đồ chơi cho Cún cưng tự giải trí 

Chuẩn bị đồ chơi cho chó ở nhà một mình

Để hạn chế việc chó cắn phá đồ trong nhà. Bạn nên chuẩn bị cho chúng những món đồ chơi yêu thích nhất, giúp chó giải tỏa nỗi buồn và vẫn thoải mái khi chó ở nhà một mình. Một số món đồ chơi mà chó cực kỳ yêu thích như xương gặm hình đùi gà, con gà nhựa la hét, đồ chơi gặm bóng dây…

  • Theo dõi chó cưng từ xa khi chó ở nhà một mình

Bạn có thể lắp camera theo dõi chú chó của mình từ xa. Hiện nay có rất nhiều loại camera với chức năng nâng cao như gọi tên, nói chuyện với Cún. Theo dõi hoạt động, tình hình của Cún qua camera có thể giúp bạn kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra khi chó ở nhà một mình. Tuy nhiên, bạn nên tập trước cho chó quen với sự hiện diện của chiếc camera để tránh chó hoang mang.

Theo dõi chú chó từ xa qua camera

  • Cùng chó cưng vận động thường xuyên 

Việc chú chó của bạn ở nhà một mình hoảng loạn, phá phách có thể đến từ nguyên nhân dư thừa năng lượng. Luyện tập thường xuyên, giải phóng năng lượng giúp chú chó bình tĩnh, yên lặng và bớt lo lắng, căng thẳng hơn khi ở nhà một mình.

  • Dành thời gian nhiều nhất có thể cho bé Cún 

Chó là động vật tình cảm, quấn người và có xu hướng sống bầy đàn. Do đó, việc ở một mình trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng dần dần đến tính cách và hành vi của Cún. Do đó, khi nuôi chó, quan trọng nhất là bạn cần dành thời gian nhiều nhất để chơi đùa cùng chúng.

Hãy sắp xếp thời gian phù hợp để chơi đùa, dạy dỗ và tạo mối liên kết với bé Cún của mình nhé.

Dành nhiều thời gian nhất có thể cho chú chó

Nuôi một chú Cún trong nhà, khi nhìn bé, vui chơi cùng bé, bạn cảm thấy rất vui, đáng yêu và thư giãn.

Tuy nhiên, nếu bạn là người quá bận rộn và khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, lịch trình thì hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Vì một chú Cún có thể trở thành gánh nặng thời gian, tài chính cho bạn nếu không biết cách cân đối đó.

Cân nhắc thật kỹ trước khi nuôi chó 


Các câu hỏi phổ biến về nuôi chó cảnh

 Các giống chó nào phù hợp ở nhà một mình?

Nếu bận rộn, đi làm cả ngày, lựa chọn tốt nhất cho bạn là những giống chó độc lập, nhu cầu chăm sóc trung bình và có thể tự chơi một mình. Các ứng cử viên sáng giá được gợi ý cho bạn là: chó Poodle, chó Shiba Inu, chó Bull Pháp, chó Chihuahua…

 Để chó ở nhà một mình có sao không? 

Chó không phù hợp khi ở một mình trong thời gian dài, sẽ dễ bị lo lắng, stress ảnh hưởng đến tính cách, hành vi của chúng. Tuy nhiên, nếu để chó ở nhà chỉ trong thời gian ngắn như trong 1 buổi, 8 tiếng… kèm với sự chuẩn bị về đồ ăn, thức uống và đồ chơi thì chó có thể hoàn toàn ở nhà một mình yên ổn. 

 Tại sao chó sủa khi ở nhà một mình ?

Chó là động vật có tình cảm, có tính xã hội cao và xu hướng sống theo bầy đàn. Do đó, khi chó ở nhà một mình chúng thường sủa như là cách thể hiện sự lo lắng, hoảng sợ khi bỗng dưng không có ai hay người bạn nào bên cạnh. Đôi khi, chó sủa khi ở nhà một mình là cách để chúng thông báo hay tìm kiếm sự phản hồi. 

 Để chó ở nhà một mình nên chuẩn bị gì?

Khi cho chó ở nhà một mình, không nên nhốt chúng trong chuồng/lồng suốt một ngày dài. Hãy cho chú chó tự do khám phá, chạy nhảy trong khi vực cho phép. Và khu vực đó cần đảm bảo an toàn cho Cún và cả những đồ vật trong gia đình. Không gian dành cho Cún cần có đủ đồ ăn và nước uống và khay đi vệ sinh cho chó khi ở nhà một mình.Để hạn chế việc chó cắn phá đồ trong nhà. Bạn nên chuẩn bị cho chúng những món đồ chơi yêu thích nhất, giúp chó giải tỏa nỗi buồn và vẫn thoải mái khi chó ở nhà một mình. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777