Cách trị chó hư – dạy chó nghe lời hiệu quả mà không cần đánh

Làm gì khi chó hư, chó không nghe lời chủ ? Không cần đánh chó, bạn vẫn có cách để dạy chó nghe lời. Xem ngay cách dạy chó nghe lời dễ thực hiện tại bài viết bên dưới.


Khi nuôi chó cảnh, sẽ có không ít lúc bạn muốn “phát điên” với những trò nghịch ngợm, cắn phá đồ đạc, đi vệ sinh bừa bãi hay không nghe lời chủ của chúng.

Tuy nhiên, chó là loại động vật thông minh và trung thành, một chú “chó hư” khi được huấn luyện đúng cách chắc chắn sẽ trở thành một chú chó rất ngoan ngoãn và đáng yêu.

Chú chó sẽ ngoan ngoãn nếu có cách dạy phù hợp

1. Các biểu hiện của “chó hư”

Biểu hiện của các chú “chó hư” thường xuất phát từ tâm lý bản năng muốn thể hiện quyền lực, muốn tỏ uy với gia đình và các chú chó khác.

Dưới đây là những biểu hiện thường thấy của một chú chó không ngoan, hãy kiểm tra xem chú chó của mình có những biểu hiện này không nhé.

– Cắn gót chân, cắn tay chủ – đây là thói quen xấu phổ biến ở hầu hết chó con dưới 6 tháng tuổi, tuy nhiên không được xem đây là cách thể hiện tình yêu với chủ, đây thực chất là cách chúng thể hiện quyền lực với bạn.

– Chủ gọi chó không nghe, không phản hồi không tuân lệnh các mệnh lệnh đơn giản đã biết như “ngồi”, “nằm”, “ra ngoài”…

– Gầm gừ, phản đối khi chủ tới gần trong lúc ăn.

– Khi đi dạo, thích cắn dây xích, đứng ỳ một chỗ không đi hoặc kéo chủ đi theo hướng mình thích.

– Thường xuyên sủa to, hung dữ với các con chó khác hay khi thấy các xe đổ rác, giao hàng …

– Mất bình tĩnh, đùa giỡn quá trớn với chủ như sủa to, nhảy chồm lên người chủ.

Khi nhận thấy chú chó của mình có những biểu hiện như trên, bạn cần ngay lập tức có biện pháp để huấn luyện, uốn nắn chúng ngay lập tức.

Theo nghiên cứu, chó ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể học được kỹ năng, hay hình thành các thói quen mới, thế nên đừng cho rằng chó đã trưởng thành sẽ không dạy dỗ được nhé.

Chó có thể học được thói quen mới ở bất kỳ độ tuổi

2. Các cách để dạy chó nghe lời

Có rất nhiều cách huấn luyện chó dựa trên các phân tích khoa học về hành vi của loài chó được áp dụng để huấn luyện chó nghiệp vụ hay các chú chó của người nổi tiếng.  Bạn có thể tìm được rất nhiều cuốn sách hay tài liệu nước ngoài nói về các phương pháp huấn luyện này.

Tuy nhiên, dưới đây là các cách dạy chó VuiPet tổng hợp từ kinh nghiệm của các chuyên gia huấn luyện chó ở Việt Nam theo cách dễ hiểu, dễ áp dụng nhất để phù hợp và hiệu quả cho phần lớn mọi người – các chuyên gia huấn luyện chó “nghiệp dư” tại nhà.

Nguyên tắc “Alpha Dog” – chó đầu đàn

Đây là cách dạy chó nghe lời được nhắc đến nhiều nhất. Tổ tiên giống chó sống theo bầy đàn, tuân theo hệ thống phân cấp con mạnh – con yếu và con đầu đàn có uy quyền nhất.

“Alpha Dog” chính là dựa vào tâm lý này để thiết lập vị trí đầu đàn, từ đó làm cho chó phải nghe theo tất cả mọi chỉ dẫn của bạn.

Nếu không cho chú chó thấy được bạn là đầu đàn thì chúng sẽ mặc nhiên xem bạn có vị thế ngang bằng hoặc dưới chúng, do đó những mệnh lệnh của bạn chúng sẽ không để tâm, thậm chí thể hiện quyền uy hay hung dữ với bạn.

“Alpha Dog” chính là chó đầu đàn, quyền lực nhất

Nguyên tắc khi thiết lập “Alpha Dog” với chú chó của mình là sự tự tin, uy quyền khi quyết định, ra lệnh cho Cún ở bất kỳ lúc nào từ việc ăn uống, đi lại, vào chuồng ngủ hay khi đi ra dạo bên ngoài. Cụ thể:

– Nếu chú chó muốn ra ngoài, hãy lệnh cho chúng “Ngồi im” trước khi bạn mở cửa, nếu chúng quá kích động, muốn nhanh chóng ra ngoài, hãy đóng cửa và quay vào ngay lập tức.

– Khi đi ra, đi vào cửa hoặc đến một nơi nào đó luôn đảm bảo bạn là người đi trước.

– Trong lúc bạn ăn không được cho Cún ngồi cùng lên bàn, ghế hoặc đút, ném thức ăn cho chúng.

Cho Cún ăn sau khi bạn đã ăn xong, và chúng phải ngồi ngay ngắn, bình tĩnh khi bạn đổ đồ ăn vào bát và chỉ được ăn sau khi có lệnh “Ăn đi”.

Chó chỉ được phép ăn sau khi có lệnh của chủ

– Nếu Cún nằm trên sàn và cản đường đi của bạn, thay vì đi đường vòng bạn hãy ra lệnh để Cún tránh đường.

– Khi dắt chó đi dạo, nếu chó đi theo hướng nó thích, đừng chiều theo nó, hãy kéo nó theo hướng ngược lại kèm với ra lệnh “Đi nhanh”.

Nếu sau đó Cún vẫn như thế thì hãy kéo mạnh hơn và ra lệnh to hơn, dứt khoát hơn.

– Từ thời tổ tiên, sống hoang dã, các chú chó thiết lập vị trí đầu đàn theo nguyên tắc con nào mạnh hơn sẽ thắng, con chó thua chính là con chó bị lật ngửa, nằm dưới.

Chính vì thế, một cách để thể hiện quyền lực và kiểm soát chú chó của mình khi nó nổi loạn, kích động, hoặc phản kháng với mệnh lệnh của bạn là lật ngửa chúng ra và giữ yên không cho cử động trong vòng 1-2 phút cho đến khi chúng bình tĩnh hoàn toàn, không kháng cự nữa và ánh mắt nhìn đi hướng khác. Sau đó thả ra, gọi chúng đứng dậy và xoa đầu, khen ngợi.

Lưu ý hãy bình tĩnh, không được nóng giận và đừng để chú chó có cơ hội phán kháng hay đứng dậy được, nếu không chúng sẽ nghĩ rằng nó đã thắng bạn và không còn xem bạn như “Alpha Dog” nữa. 

Nguyên tắc “Ôm từ phía sau”

Đây được xem là cách trực tiếp, hiệu quả để áp chế căn bệnh “chứng tỏ quyền lực” ngay lập tức của các chú “chó hư” thích nổi loạn.

Mỗi khi thấy Cún kích động, giỡn quá trớn, hãy ôm chặt nó từ phía sau đến khi chúng bình tĩnh trở lại, sau đó hãy vuốt ve nhẹ nhàng và trò chuyện, khen ngợi chúng.

Nếu chú chó quá hung dữ, hãy dùng tay bóp chặt mõm của chúng cho đến khi không chống cự nữa.

Phương pháp này hiệu quả bởi vì phía sau là vị trí chó khó phòng thủ và dễ bị kiểm soát nhất.

Hơn nữa, khi chó hoàn toàn bình tĩnh, việc vuốt ve, trò chuyện với chúng là cách để thể hiện sự cảm thông của bạn với chúng, chó có thể cảm nhận được cảm xúc của chủ, chúng cảm nhận được việc bạn tức giận khi chúng nổi loạn và vẫn yêu thương chúng nếu chúng nghe lời bạn.

Dần dần bạn sẽ thấy chúng hiếm khi tăng động, hay nổi loạn với các kích thích, khi đó bạn chỉ cần lớn tiếng la “Không được” chúng sẽ dừng lại ngay.

Áp chế chó đang kích động bằng cách Ôm

Nguyên tắc “Khống chế bằng ánh mắt”

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, các chú chó có thể hiểu được cảm xúc, tâm trạng của chủ thông qua ánh mắt.

Do đó dùng ánh mắt khống chế chúng là một phương pháp hay để dạy chó nghe lời.

Nguyên tắc của phương pháp này là nhìn chằm chằm, không chớp mắt vào mắt của chó, kèm với nét mặt nghiêm nghị. Khi chó thấy bạn nhìn thẳng sẽ lảng tránh và quay mặt sang hướng khác, sau đó sẽ quay lại tiếp tục nhìn bạn. Hãy giữ ánh mắt liên tục như thế cho đến khi nhận thấy chúng “bỏ cuộc” như nằm xuống hoặc đi ra chỗ khác.

Một mẹo nhỏ là trong lúc chó quay mặt sang hướng khác, bạn có thể “tranh thủ” chớp mắt để không bị mỏi mắt và đảm bảo khi chó quay mắt lại bạn vẫn đang nhìn thẳng vào mắt chúng.

Cách này hiệu quả khi bạn phát hiện chúng đang “thực hiện hành vi xấu” như đang đi bậy bừa bãi, đang cắn xé đồ, đang leo trèo lên bếp …

Hét tên của chúng kèm khẩu lệnh “Không được” với khuôn mặt nghiêm nghị và nhìn thẳng vào chúng. VD: Tom, không được! hoặc Tom, dừng!

Theo bản năng của các chú chó, khi bị bắt gặp chúng sẽ khá giật mình và hoảng sợ bỏ chạy hoặc tỏ vẻ “không liên quan” do đó chúng sẽ cố gắng lảng tránh ánh mắt của bạn.

Vài lần như vậy, chú chó sẽ nhận ra không được làm như thế nữa.

Chó có thể cảm nhận được cảm xúc, tâm trạng của con người qua ánh mắt

Phạt “chó hư” như thế nào?

Phạt một chú chó không có nghĩa là đánh đập, là tàn nhẫn, vẫn có những cách không cần đánh chó, nhưng vẫn hiệu quả.

VuiPet chia sẻ cho bạn 2 cách bên dưới để trị chú “chó hư” của mình nhé.

– Phạt ở một mình

Bản chất của chó sống theo bầy đàn, khi được nuôi như thú cưng trong nhà thì chúng rất thích ở gần người, thích chơi với con người, do đó cho Cún ở một mình là hình thức phạt khi chúng không nghe lời.

Cho ra ngoài sân, ban công, đóng cửa lại, hoặc cho vào chuồng một mình trong khoảng 10ph, lưu ý không để bất kỳ đồ ăn hay đồ chơi gì khi phạt Cún ở một mình.

Sau vài lần như vậy, cún sẽ nhận ra không được làm như vậy nữa vì sẽ bị ở một mình, không có ai chơi cùng.

Phạt ở một mình khi Cún không ngoan

– Cách đánh chó sợ nhưng không đau

Khi bạn “tức điên” với những trò nghịch của Cún chỉ muốn đánh cho chúng một trận, nhưng những lúc như thế sẽ làm chó bị đau, hoặc đánh mạnh quá trúng những vị trí sẽ dễ bị thương hay thậm chí khi bị đánh đau, Cún sẽ càng hung dữ hơn và kháng cự lại bạn.

Khi phải đánh chúng, hãy dùng một tờ báo cuộn tròn lại đánh vào hai bên đùi, tờ báo sẽ phát ra tiếng động to, nhưng không hề đau, sẽ làm cho Cún sợ và nhớ lâu hơn.

3. Các thói quen thường ngày giúp chó ngoan ngoãn hơn

Để dạy chó nghe lời, ngoan ngoãn yêu cầu bạn phải có sự kiên nhẫn và liên tục với chúng.

Bên cạnh những phương pháp để huấn luyện khi “chó hư” hãy duy trì các thói quen đơn giản hàng ngày để giúp chú chó của bạn vâng lời hơn.

– Thường xuyên khen thưởng: Khi chó nghe lời, có thái độ tốt, hãy thường cho chúng, có thể là treat, đồ chơi hoặc chỉ cần cái vuốt ve và khen ngợi “Giỏi”, “Tốt lắm”.

– Tập cho Cún thói quen muốn có được cái gì đó phải làm theo yêu cầu của bạn.

Tức là nếu Cún muốn có thức ăn, muốn bạn chú ý, muốn bạn chơi cùng thì phải thì phải làm gì đó cho bạn trước như thực hiện lệnh “nằm”, “ngồi”, “bắt tay”. 

Khi Cún làm ngơ, bỏ qua những yêu cầu của bạn, hãy làm Cún, nhất quyết không cho Cún những gì nó muốn. Làm cho Cún hiểu được, bạn giữ trong tay mọi thứ Cún muốn nên muốn gì cũng phải nghe lời của bạn.

– Không nên giữ chó quá lâu trong nhà hoặc nhốt trong chuồng, nên cho chúng ra bên ngoài để chạy nhảy, giải phóng năng lượng hoặc giao lưu với các loại động vật khác, chúng sẽ trở nên thân thiện, ít hung dữ với các chú chó nhỏ hay mèo và hạn chế bị kích động hơn.

Trên đây, VuiPet đã chia sẽ các phương pháp để dạy chó nghe lời.

Thực tế không có phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối, thế nên bạn hãy chọn lọc và áp dụng những cái gì phù hợp với chú Cún của mình nhé.

Và quan trọng nhất là sự kiên nhẫn, nhất quán khi huấn luyện.


4. Các câu hỏi phổ biến

Đây được xem là cách trực tiếp, hiệu quả để áp chế căn bệnh “chứng tỏ quyền lực”ngay lập tức của các chú “chó hư” thích nổi loạn.
Mỗi khi thấy Cún kích động, giỡn quá trớn, hãy ôm chặt nó từ phía sau đến khi chúng bình tĩnh trở lại, sau đó hãy vuốt ve nhẹ nhàng và trò chuyện, khen ngợi chúng. Nếu chú chó quá hung dữ, hãy dùng tay bóp chặt mõm của chúng cho đến khi không chống cự nữa.
Khi dắt chó đi dạo, nếu chó đi theo hướng nó thích, đừng chiều theo nó, hãy kéo nó theo hướng ngược lại kèm với ra lệnh “Đi nhanh”.
Nếu sau đó Cún vẫn như thế thì hãy kéo mạnh hơn và ra lệnh to hơn, dứt khoát hơn.

– Phạt ở một mình

Bản chất của chó sống theo bầy đàn, khi được nuôi như thú cưng trong nhà thì chúng rất thích ở gần người, thích chơi với con người, do đó cho Cún ở một mình là hình thức phạt khi chúng không nghe lời.
Cho ra ngoài sân, ban công, đóng cửa lại, hoặc cho vào chuồng một mình trong khoảng 10ph, lưu ý không để bất kỳ đồ ăn hay đồ chơi gì khi phạt Cún ở một mình. Sau vài lần như vậy, cún sẽ nhận ra không được làm như vậy nữa vì sẽ bị ở một mình, không có ai chơi cùng.

– Cách đánh chó sợ nhưng không đau

Khi bạn “tức điên” với những trò nghịch của Cún chỉ muốn đánh cho chúng một trận, nhưng những lúc như thế sẽ làm chó bị đau, hoặc đánh mạnh quá trúng những vị trí sẽ dễ bị thương hay thậm chí khi bị đánh đau, Cún sẽ càng hung dữ hơn và kháng cự lại bạn.
Khi phải đánh chúng, hãy dùng một tờ báo cuộn tròn lại đánh vào hai bên đùi, tờ báo sẽ phát ra tiếng động to, nhưng không hề đau, sẽ làm cho Cún sợ và nhớ lâu hơn.
4.4/5 - (16 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777