Nuôi Chó Ở Chung Cư – Làm sao cho đúng để không bị “nói” ?

Cung cấp kinh nghiệm hữu ích giúp các Sen đang hay muốn Nuôi Chó Ở Chung Cư dễ dàng hơn, giúp Cún vui vẻ khoẻ mạnh và các Sen không bị than phiền.


Không giống với nuôi mèo ở chung cư vì mèo có kích thước nhỏ, không có quá nhiều yêu cầu về chăm sóc, vận động, khi nuôi chó ở chung cư các bạn cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng vì nuôi chó ở chung cư không chỉ là chọn môi trường sống cho Cún mà còn là cả một “bầu trời” trách nhiệm và ý thức của các bạn.

Nuôi chó ở chung cư là vấn đề gây tranh cãi

Trong bài viết này, VuiPet muốn chia sẻ với các Sen đang và có ý định nuôi chó ở chung cư những lời khuyên từ kinh nghiệm thực tế để giúp các Sen không còn “áp lực và bế tắc” khi nuôi Cún nữa, nuôi chó ở chung cư – chó vẫn khoẻ và chủ cũng vui nhé.

1. Nuôi chó ở chung cư – có nên hay không?

Nhiều người nghĩ rằng, chung cư, nhà phố hay căn hộ thì cũng chỉ là một môi trường sống, không ở chỗ này thì ở chỗ kia tuỳ thuộc điều kiện kinh tế của mình thôi. Tuy nhiên, đó là đối với con người chúng ta có thể dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau, còn những chú Cún thì khác.

Nuôi chó ở chung cư có nên hay không?

Nuôi chó ở chung cư không chỉ đơn giản là chọn một môi trường sống cho Cún và còn đảm bảo môi trường sống có thể đáp ứng được các nhu cầu của Cún hay không.

Các yêu cầu cơ bản khi nuôi chó chính là:

– Chó có đủ không gian sống cho các nhu cầu cơ bản như: đứng, nằm, đi lại, ăn, ngủ.

– Cún có nhu cầu được vận động để giải phóng năng lượng, tuỳ theo từng giống chó cảnh mà nhu cầu này là khác nhau.

– Chủ nuôi đủ kiên nhẫn và biết cách để dạy dỗ Cún những thói quen và hành vi cơ bản.

– Chủ nuôi có kiên nhẫn để làm vệ sinh cho Cún và cả môi trường sống của Cún.

– Chủ nuôi có trách nhiệm với Cún và những vấn đề Cún gây nên đối với xung quanh.

Mọi chú chó đều có nhu cầu vận động

Có nên nuôi chó ở chung cư không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể với điều kiện bạn có thể hiểu và ứng phó được hết với các yêu cầu cũng như các tình huống có thể xảy ra đối với chú Cún và cả bạn.

Khi sống ở chung cư – một không gian sống nhỏ hơn, chia sẻ nhiều không gian chung với nhiều người khác nhau bạn cần đảm bảo hạn chế tối đa việc nuôi chó ở chung cư làm ảnh hưởng đến người khác sống cùng.

Nuôi chó ở chung cư cần ý thức và trách nhiệm

2. Tại sao Nuôi chó ở chung cư lại “bị làm” khó khăn?

Gần đây, đề tài nên hay không nuôi chó ở chung cư trở nên nóng hơn bao giờ hết. Có nhiều người ủng hộ, chó là thú cưng, là người bạn trong cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng không ít người “tẩy chay”.

Vậy đâu là các lý do khiến cho việc nuôi chó ở chung cư lại khó khăn như vậy?

– Nguy hiểm – không phải chú chó nào cũng thân thiện, hiền lành.

Dù yêu thích nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chó là động vật không có khả năng suy nghĩ, tự điều chỉnh hành vi như con người, và có thể nguy hiểm bất cứ lúc nào. Đặc biệt, có những chú chó có thể rất hiền lành ở nhà nhưng khi gặp người lạ thì trở nên căng thẳng hoặc hung dữ.

Ngoài ra, không đến mức nguy hiểm như bị tấn công nhưng chó cũng có thể là nguồn nguyên nhân làm lây lan một số dịch bệnh khi tiếp xúc gần.

Chó có thể nguy hiểm nếu không được dạy dỗ

– Không phải ai cũng thích chó và không sợ chó.

Sống ở chung cư bạn gặp gỡ, tương tác và chia sẻ không gian sống với nhiều người khác và trong số đó không phải ai cũng thích chó và không sợ chó dù là chó to hay chó nhỏ. Hoặc có người dị ứng với lông chó hoặc cực kỳ ám ảnh khi chó đến gần.

Các Sen không thể bắt buộc họ phải yêu thương với Cún như mình được đúng không?

Không phải ai cũng thích chó

– Chó rất ồn ào

Có nhiều chú chó hay sủa vào ban đêm hoặc sáng sớm cực kỳ ồn ào và ảnh hưởng đến hàng xóm, gây khó chịu, mất ngủ…

– Chó được thả rông, xả thải lung tung

Chung cư là môi trường sinh hoạt chung từ hành lang, cầu thang, thang máy hay sân vui chơi. Các Sen có thể mang chó của mình đến nhưng một số chú chó lại không được dạy dỗ, dẫn đến chạy lung tung gây sợ hãi cho mọi người hoặc xả thải khắp nơi đặc biệt trên các bãi cỏ, nơi trẻ con vui chơi, rất mất vệ sinh và dễ nhiễm bệnh.

Nuôi chó làm mất vệ sinh công cộng

– Ý thức của chú nuôi không tốt

Có những chó không ngoan, không được dạy dỗ cẩn thận, dễ dàng tấn công người lạ hay đi vệ sinh lung tung nhưng chủ nuôi thì “dửng dưng” như không có chuyện gì và hoàn toàn không có trách nhiệm với chú Cún của mình.

Đây là một trong những điều gây ức chế nhất đối với những người sống cùng chung cư và nguyên nhân chính làm cho nhiều người trở nên ác cảm với việc nuôi chó ở chung cư.

Chủ nuôi chó cảnh không có ý thức

3. Kinh nghiệm Nuôi chó ở chung cư

Bên dưới là các kinh nghiệm thực tế giúp các Sen chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có thể biết cách đối phó với những tình huống có thể xảy ra khi nuôi chó cảnh.

3.1. Các lưu ý trước khi nuôi chó cảnh

3.1.1. Đảm bảo chung cư cho nuôi chó

Khi có ý định nuôi chó ở chung cư bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định của chung cư.

Cần có hợp đồng và cam kết rõ ràng để chắc chắn chung cư bạn ở hoặc dự định mua cho phép nuôi thú cưng.

Cần đảm bảo chung cư cho nuôi chó hay không?

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham gia vào cộng đồng cư dân để xem quan điểm của mọi người như thế nào thay vì chỉ nghe lời của sales tư vấn bán chung cư. Vì đơn giản là “Phép vua thua lệ làng”, có thể trên giấy tờ chung cư không cấm nuôi thú cưng nhưng khi quá nhiều cư dân phản đối việc nuôi chó trong chung cư thì bạn rất có thể rơi vào trường hợp “lén lút” nuôi chó cảnh, điều này cực kỳ khó chịu cho bạn và cả những bé Cún vì thường xuyên bị nhốt trong nhà.

Chó dễ stress nếu thường xuyên nhốt trong nhà

Ngoài ra, việc kết nối với cộng đồng những người nuôi thú cưng trong cùng chung cư rất quan trọng, không chỉ Cún có bạn bè để giao lưu mà còn có thể chia sẻ các kinh nghiệm, vấn đề cần hỗ trợ, rất tốt đúng không nào?

Kết nối với cộng đồng nuôi thú cưng

3.1.2. Các giống chó nhỏ nuôi trong nhà

Không gian chung cư không quá rộng để Cún có môi trường sống thoải mái chạy nhỏ, vận động.

Do đó, ưu tiên khi nuôi chó ở chung cư bạn nên chọn các chú chỏ nhỏ nuôi trong nhà, vừa đảm bảo không gian cho Cún và những chú chó này có mức năng lượng không quá cao, yêu cầu vận động nhiều, thường xuyên.

Nên nuôi các giống chó nhỏ nuôi trong nhà

Gợi ý các chú chó nhỏ nuôi trong nhà phù hợp với chung cư như: Chó Pug (Chó mặt xệ), Chó Phốc sóc (Chó Phốc, chó Pomeranian), Chó Poodle (Chó chăn vịt), Chó Chihuahua (Chó kiquaqua), …

>> Xem thêm: Đặc điểm và bảng giá của các giống chó nhỏ nuôi trong nhà.

3.2. Kinh nghiệm nuôi Chó khoẻ – Chủ vui

3.2.1. Môi trường sống an toàn cho chó

Đặc điểm của chung cư chính là không gian nhỏ và cao. Đây có thể là mối nguy hiểm cho thú cưng, khi các chú Cún nghịch ngợm có thể leo trèo cửa sổ hoặc đâm chọt vào ổ điện, ổn áp có thể xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Đảm bảo môi trường sống an toàn cho chó

Chắc chắc luôn rào chắn ban công, có thể sử dụng khung sắt để Cún chui không lọt, tránh để ghế hay kệ sách làm đệm cho Cún dễ trèo lên và tốt nhất nên đóng cửa sổ ban công ở các nơi ít khi để ý.

Ổ điện, ổn áp, bình nước nóng cũng nên được sắp xếp hợp lý, các chú chó rất nghịch có thể tìm hiểu và khám phá rất nguy hiểm.

3.2.2. Nuôi chó kiên nhẫn và trách nhiệm

Chó là cơ thể sống, không phải lúc nào cũng đáng yêu dễ thương như trên hình ảnh, bạn phải biết sẽ có lúc chúng nghịch ngợm, đau ốm… Chính vì thế bạn cần kiên nhẫn với Cún, kiên nhẫn để chăm sóc Cún và dạy dỗ Cún cách thích nghi với môi trường sống.

Và khi nuôi chó ở chung cư, việc dạy dỗ Cún cần yêu cầu nhiều hơn: bạn cần dạy Cún không được làm ồn, không được sủa bậy, không được nhảy bổ vào người lạ… và quan trọng nhất là vệ sinh đúng chỗ.

Ngoài ra, cần có trách nhiệm với cộng đồng chung cư, bạn cần hạn chế tối đa việc nuôi thú cưng làm ảnh hưởng đến người khác.

Nuôi chó kiên nhẫn và có trách nhiệm

3.2.3. Làm người nuôi chó có ý thức

Sống và sinh hoạt ở không gian chung như chung cư bạn cần có ý thức và khi nuôi chó ở chung cư thì ý thức này càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Hãy nhớ rằng, không phải ai cũng thích chó và không sợ chó, chó là “cục cưng” của bạn nhưng có thể là “ám ảnh” đối với người khác.

Ý thức giữ vệ sinh chung khi nuôi chó

Do đó hãy đảm bảo các yêu cầu sau khi bạn nuôi chó ở chung cư để đảm bảo mình là một người có ý thức nhé.

– Luôn có dây xích để kiểm soát Cún khi ra ngoài và đeo rọ mõm nếu Cún của bạn là giống chó vừa hoặc to.

– Giữ chó không lại gần hoặc nhảy bổ vào người lạ, tốt nhất nên giữ chó ở gần bạn để dễ kiểm soát. Bạn cũng không nên cho Cún tiếp xúc gần với quá nhiều người, khi đi thang máy nên chọn

– Giữ vệ sinh chung và chịu trách nhiệm vệ sinh sạch sẽ khi Cún có xả thải ở không gian chung. Gợi ý cho các Sen là khi dắt chó ra ngoài đi dạo thì có thể đeo bỉm, tả thú cưng cho Cún.


4. Các câu hỏi phổ biến

Câu trả lời là hoàn toàn có thể với điều kiện bạn có thể hiểu và ứng phó được hết với các yêu cầu cũng như các tình huống có thể xảy ra đối với chú Cún và cả bạn. Khi sống ở chung cư – một không gian sống nhỏ hơn, chia sẻ nhiều không gian chung với nhiều người khác nhau bạn cần đảm bảo hạn chế tối đa việc nuôi chó ở chung cư làm ảnh hưởng đến người khác sống cùng.

Khi nuôi chó ở chung cư bạn cần đảm bảo một môi trường sống an toàn cho Cún, không cho Cún đến gần các khu vực cửa sổ cao hoặc ổ điện, ổn áp. Đồng thời cần kiên nhẫn để chăm sóc Cún và dạy dỗ Cún cách thích nghi với môi trường sống, dạy Cún không được làm ồn, không được sủa bậy, không được nhảy bổ vào người lạ… và quan trọng nhất là vệ sinh đúng chỗ.
Ngoài ra, cần có trách nhiệm với cộng đồng chung cư, bạn cần hạn chế tối đa việc nuôi thú cưng làm ảnh hưởng đến người khác.

Nuôi chó ở chung cư bạn cần chắc chắn chung cư của mình cho phép nuôi Cún, tốt nhất là nên tìm hiểu chung cư đã có nhiều người nuôi chó hay chưa và thái độ của cư dân ở chung cư như thế nào.

Ngoài ra, bạn cần có trách nhiệm và ý thức khi nuôi chó ở cung cư đảm bảo không làm ảnh hưởng đến không gian chung và người khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777