Nên hay không cạo lông chó mèo và những sai lầm thường gặp

Nên hay không nên cạo lông cho chó mèo và những hiểu lầm phổ biến. Làm sao để lông thú cưng luôn bóng mượt, sạch sẽ và chắc khỏe?


Không ít người nuôi thú cưng thường đem chó, mèo của mình đi cạo lông. Dưới đây là những quan niệm sai lầm mà nhiều người nuôi thú cưng mắc phải.

1. Cạo lông giúp thú cưng mát hơn? SAI!

Chó có 2 lớp lông:

  • Lớp trong mỏng, mịn đóng vai trò làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
  • Lớp ngoài dày, không thấm nước đóng vai trò bảo vệ da.

Bộ lông giúp chó điều hoà thân nhiệt cơ thể. Chó không có tuyến mồ hôi trên da như chúng ta. Chúng chỉ “giải nhiệt” qua lưỡi và lớp đệm chân.

Do đó, cạo lông không giúp chó mát mẻ hơn mà thậm chí còn gây tác dụng ngược trong thời tiết nóng bức, khiến cho bé cún bị sốc nhiệt, thậm chí da bị cháy nắng nếu ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

2. Cạo lông giúp lông mới mọc lại đẹp hơn? SAI!

Khi thú cưng đến mùa thay lông, nhiều người nghĩ đến việc cạo lông để lông mới mọc lại đẹp hơn. Nhưng quan niệm này không đúng.

Như đã nói ở trên, chó có 2 lớp lông, tốc độ mọc của những lớp lông này khác nhau. Việc cạo sát có thể làm hỏng các lớp lông vĩnh viễn. Bộ lông mới sẽ mọc lởm chởm, lông trở nên mỏng và yếu hơn, bị thay đổi màu sắc không mong muốn.

3. Cạo lông giúp ngăn ngừa các bệnh về da? SAI!

Đồng thời, cạo lông không giúp ích trong việc phòng ngừa hoặc cải thiện các bệnh về da, thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Các bệnh như viêm da, dị ứng, nấm, gàu… không phải do lông gây ra. Khi chó bị cạo lông, vảy da và dầu trên da tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến chúng cảm thấy khó chịu và sẽ liếm nhiều hơn, do đó, càng làm cho tình trạng dị ứng thêm nặng.

Nên nhớ rằng, cạo lông chỉ là GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG. Khi các bé bị viêm da, nấm, hoặc ghẻ lở quá nặng, chúng ta mới phải cạo lông ở vùng da bị bệnh để bôi thuốc. Còn những trường hợp khác, không nên lạm dụng việc cạo lông cho thú cưng.

4. TOP 3 giống chó ít bị rụng lông, dễ chăm sóc nhất
  • Chó Poodle:

Giống chó này ưa khí hậu nóng hơn là lạnh. Do đó Poodle rất phù hợp để nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Ngoài ra, chó Poodle được xếp hạng là giống chó thông minh thứ 2 thế giới (sau chó chăn cừu Border Collie). Chúng ham học hỏi và có khả năng bắt chước hành vi rất nhanh. Chúng rất dễ huấn luyện và thích tham gia các hoạt động mang tính thử thách như săn bắt, tìm kiếm, diễn xiếc.

Chó Poodle có bộ lông “ưa” khí hậu của Việt Nam

  • Chó Yorkshire Terrier:

Mái tóc đẹp của chúng có kết cấu giống với con người hơn các loại lông khác, vì vậy nó sẽ không khiến bạn hắt hơi. Nhưng hãy cẩn thận, chó Yorkies đòi hỏi phải chải và bảo dưỡng, tắm bằng mỹ phẩm cho chó thường xuyên để lông không bị rối và mềm mượt.

Lông chó Yorshire Terrier ít gây dị ứng

  • Chó Shih Tzu:

Shih Tzu thường có 2 lớp lông khá mượt và dày. Chính bộ lông này đã giúp các bé Shih Tzu thêm mập mạp, dễ thương. Khi chúng còn nhỏ, bộ lông chưa thẳng mượt mà hơi xoăn lại. Khi trưởng thành thì lông của Shih Tzu mới thẳng và mượt hơn.

Bộ lông của giống chó này rất nhanh dài nhưng ít rụng. Để giúp các bé cún di chuyển thoải mái hơn, bạn hãy thường xuyên cắt tỉa. Hoặc buộc lông lên như buộc tóc. Như vậy, lông của các bé vừa không bị chạm đất mà lại vừa kiêu sa, quý phái hơn.

Chó Shih Tzu dài nhưng ít khi rụng lông

Xem thêm:

5. Bí quyết chăm sóc lông cho chó đúng cách

Bộ lông không chỉ làm đẹp cho thú cưng mà còn bảo vệ chúng khỏi các tác động bên ngoài. Do đó, bạn cần chăm sóc đúng cách.

  • Thay vì cạo lông, bạn chỉ nên cắt tỉa lông cho gọn gàng hơn.
  • Thường xuyên chải lông để lấy đi phần lông thừa, lông rối.
  • Sử dụng các loại dầu gội/sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng với chiết xuất từ thiên nhiên, được chứng nhận hữu cơ an toàn để bé giữ được bộ lông sạch, chắc khỏe.
  • Tạo môi trường sống thoáng mát nhất cho chó mèo như việc đặt chuồng chó, mèo, lắp thêm hệ thống quạt, mái che làm mát, điều hòa…
  • Không nên cho da chó mèo bị ẩm và bẩn lâu ngày để phòng tránh các bệnh về da như viêm da, vảy gàu, nấm, ghẻ.
  • Chế độ ăn giàu đạm, đồ ăn tươi, vitamin và các axit béo omega 3 – 6 rất có lợi cho da và lông của chó, mèo. Khi nấu thức ăn cho chó mèo, bạn có thể cho thêm một thìa nhỏ dầu olive, dầu mè, dầu vừng (không cho nhiều quá dẫn tới đi ngoài).

Xem thêm: Bật mí 4 cách đơn giản & 3 lưu ý quan trọng khi tắm cho mèo

6. Dịch vụ cắt tỉa, cạo lông cho chó – spa grooming uy tín tại TP.HCM

Trong số vô vàn dịch vụ spa – cắt tỉa lông chó mèo tại TP.HCM, VuiPet tự hào là đơn vị đầu tiên sở hữu “dinh thự” tại Quận 2 sang trọng bậc nhất với lối kiến trúc hiện đại, không gian kiểng lá thoáng mát và hệ thống thiết bị đạt chuẩn 5 sao.

Các Boss Cún đến VuiPet làm đẹp không chỉ được spa 9 bước thơm tho, sạch sẽ, mà còn được tư vấn các kiểu cắt tỉa phù hợp với ngoại hình và chất lông của bé. Đội ngũ Groomer (thợ cắt tỉa) của VuiPet có bằng cấp, nhiều kinh nghiệm và sự “tinh tế” cam kết mang đến cho các bé có một vẻ ngoài hết sức đáng yêu.

  • Nhân viên spa kinh nghiệm, kỹ năng và sự kiên nhẫn chải, gỡ rối phần lông đúng cách để không làm bé bị đau.
  • VuiPet không khuyến khích hoặc có thể từ chối các trường hợp cạo lông cho bé, ngoài trừ lý do cần điều trị viêm da.
  • Cắt và mài móng đúng cách để đảm bảo thẩm mỹ và độ an toàn cho cả bé và chủ nuôi.
  • VuiPet sử dụng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng từ hãng dược Prunus (Hàn Quốc) và nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho bé. Nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm bé bị đau, hoảng sợ hay tổn thương tai.
  • Tuyến hôi được vắt đúng cách để đảm bảo cơ thể bé sạch hoàn toàn, không còn mùi hôi và không bị đau.

Với những hiểu biết, kỹ năng nghiệp vụ và tình yêu với các bạn nhỏ bốn chân, VuiPet tự tin là một địa chỉ cung cấp dịch vụ spa – cắt tỉa lông chó mèo phù hợp, đáng tin cậy và thoải mái nhất, xứng đáng để các bé Cún đến làm đẹp và hưởng thụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777