Cách nhận biết các bệnh trên da mèo và cách điều trị hiệu quả

Bất kỳ bé mèo nào cũng đều gặp các vấn đề trên da như mèo bị viêm da, mèo bị nấm, mèo rụng lông … Tìm hiểu các triệu chứng và cách xử lý bệnh ở da mèo.


Da của mèo được che chắn bởi bộ lông dày mịn màng nhưng lại là bộ phận thường xuyên xuất hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và ngoại hình của mèo.

Các vấn đề trên da của mèo như mèo bị viêm da, mèo bị áp xe, mèo bị dị ứng, mèo rụng lông … hoàn toàn có thể nhận biết được qua quan sát và kiểm tra cơ thể mèo hàng ngày.

Tìm hiểu các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất ở bài viết này nhé.

1. Các bệnh trên da mèo

1.1. Mèo bị viêm da

Biểu hiện mèo bị viêm da theo các cấp độ như sau:

– Trên da mèo xuất hiện các vết đỏ nhỏ như vết cắn của ve, bọ, muỗi chích …

– Da của mèo có các nốt đóng vảy, bong tróc hoặc nặng hơn sẽ là cả một vùng da, vết bong có nước, máu, mủ và mùi hôi.

– Mèo bị loét da cũng phổ biến như mèo xuất hiện các vết lở nhỏ hở miệng, đỉnh tai , dưới bụng và dần dần sẽ lan rộng ra nếu không được xử lý điều trị.

Mèo bị viêm da, loét da

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

Nguyên nhân mèo bị viêm da

Nguyên nhân chủ yếu làm cho mèo bị viêm da chính là cơ thể của mèo không được vệ sinh sạch sẽ, mèo bị nấm, bị ký sinh trùng như bọ chét mèo, rận mèo … bám trên da và cắn tạo thành các nốt đỏ, ngứa khi mèo cào, gãi tạo thành vết thương hở và dần lan rộng ra.

Mèo bị viêm da do cơ thể không sạch sẽ

Cách điều trị và phòng bệnh viêm da ở mèo

Mèo bị viêm da rất dễ bị đi bị lại nếu không được điều trị đúng cách và không dứt điểm. Khi mèo bị viêm da nhẹ nên được xử lý ngay để tránh lan sang các vùng da khác.

  • Nếu mèo bị nấm:

Cần được vệ sinh sạch sẽ, gỡ bỏ các lớp da chết, bong tróc và lông xung quanh, rửa sạch bằng nước muối,  sau đó bôi thuốc trị nấm cho mèo.

Lưu ý sấy khô vết thương ngay sau đó thì thuốc mới hiệu quả. Kiên trì xử lý hàng ngày cho đến khi các vết nấm khô hẳn.

Xem thêm: Chi tiết cách trị mèo bị nấm và phòng bệnh

Xử lý các vết nấm trên da mèo

  • Nếu mèo bị bọ chét, rận:

Có các cách để trị bọ chét mèo, rận mèo là dùng lược răng thưa để chải bớt bọ chét, rận trên lông mèo. Xịt thuốc trị rận hoặc uống, nhỏ thuốc theo tư vấn của bác sĩ thú y. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ để tiêu diệt bọ chét, rận và trứng.

Xem thêm: Cách điều trị bọ chét mèo, rận mèo hiệu quả

Lưu ý để mèo không bị viêm da là luôn giữ cơ thể của bé mèo sạch sẽ, không bị ẩm ướt, cần được sấy khô ngay sau khi tắm, và vệ sinh mắt, mũi miệng sau khi ăn xong để không bị ngứa dễ gây viêm da. Ngoài ra, cần uống, nhỏ, xịt thuốc hoặc đeo vòng trị ve rận cho mèo đúng định kỳ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho mèo

1.2. Bệnh Áp xe ở mèo

Biểu hiện mèo bị áp xe

Áp xe ở mèo là tình trạng da mèo bị sưng tấy đỏ, có thể có mủ bên trong, mèo thường rụt lại khi chạm vào do bị đau…

Áp xe có thể là một vùng nhỏ hoặc vùng lớn, một số ổ áp xe khi vỡ ra sẽ tiết dịch có mùi hôi. Áp xe không chỉ làm mèo bị đau mà để lâu dài sẽ làm tổn thương đến mô cơ trong cơ thể mèo.

Mèo bị áp xe

Nguyên nhân mèo bị áp xe

Mèo bị áp xe thường do:

– Xuất hiện sau khi mèo tiêm vac-xin.

– Mèo cắn nhau tạo nên những vết thương hở, vi khuẩn tấn công khiến nó nhiễm trùng. Tuỳ thuộc loại vi khuẩn, độ sâu, rộng của vết cắn, có thể dẫn đến áp xe nặng hay nhẹ.

– Vết thương do mèo va phải các vật nhọn như que củi, cỏ gai cũng có thể dẫn đến áp xe, vì đồ vật đã tồn tại vi khuẩn trước đó.

Mèo áp xe sau khi tiêm vac-xin

Điều trị mèo bị áp xe như thế nào

Mèo bị áp xe sau khi tiêm vac-xin thường khá phố biến và hầu hết các trường hợp đều tự khỏi. Tuy nhiên nếu, áp xe ở mèo sau khi tiêm vac-xin kéo dài hơn 1 tuần làm mèo đau, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt thì nên mang mèo đến thú y để thăm khám.

Các vấn đề áp xe ở mèo do vết thương cần được điều trị ở thú y: bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá vết thương, sau đó tiêm giảm đau, làm phẫu thuật nhỏ loại bỏ túi mủ, rửa sạch vết thương và cho mèo uống thuốc kháng sinh. Sau điều trị nên giữ cho vết thương tránh bị tác động mạnh.

Mèo bị áp xe nên được điều trị sớm

Ngoài ra cần lưu ý luôn giữ cho môi trường sống của mèo sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa vi khuẩn làm vết thương của mèo thêm nặng, khó điều trị.

1.3. Mèo bị rụng lông đột ngột

Biểu hiện mèo bị rụng lông đột ngột

Mèo bị rụng lông không phải là vấn đề nghiêm trọng, rụng lông là một điều bình thường trong quá trình sống của mèo, đặc biệt vào các mùa thay lông mèo rụng lông cực kỳ nhiều để đón lớp lông mới.

Tuy nhiên, nếu không phải mùa rụng lông và đột ngột lông mèo rụng nhiều, rụng từng mảng lớn, lớp lông trở nên xơ, khô, rối thì chắc chắn bé mèo đang có vấn đề trên da hoặc bên trong cơ thể.

Mèo bị rụng lông nhiều

Nguyên nhân mèo rụng lông đột ngột

– Mèo bị nấm da, mèo bị ký sinh trùng trên da như bọ chét mèo, rận mèo làm ảnh hưởng đến chân lông, tổn thương bề mặt da làm mèo rụng lông nhiều.

– Mèo bị stress, căng thẳng do lo lắng các vấn đề gì đó hoặc có thay đổi trong môi trường sống quen thuộc làm mèo không thích nghi được. Giống như con người khi stress kéo dài thường bị rụng tóc.

– Mèo lớn tuổi, mắc các bệnh về gan, thận dẫn tới mèo rụng lông nhiều.

– Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu omega 3, 6 kéo dài làm mèo rụng lông.

Mèo bị stress kéo dài làm rụng lông

Cách chữa trị và đề phòng mèo bị rụng lông bất thường

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mèo có thể cho mèo ăn kết hợp các loại thức ăn khô và ướt, uống nhiều nước.

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho lông, da của mèo như thịt gà, thịt heo, bò (cung cấp Protein), cá hồi, cá ngừ (chưa nhiều omega3), viên dầu cá tổng hợp chứa nhiều vitamin.

Bổ sung nhiều Omega 3, 6 cho mèo

– Giữ vệ sinh cơ thể mèo sạch sẽ, xịt thuốc, nhỏ thuốc trị bọ chét mèo, rận mèo cho mèo đúng định kỳ và sổ giun, sán đúng lịch.

– Chải lông cho mèo thường xuyên

– Thường xuyên theo dõi các biểu hiện cảm xúc của mèo, hạn chế các thay đổi đột ngột trong cuộc sống của mèo.

1.4. Mèo bị dị ứng

Biểu hiện mèo bị dị ứng

Mèo bị dị ứng gãi rất nhiều

Mèo xuất hiện nhiều vết đỏ, nốt đỏ trên da, gây ngứa, khó chịu, khiến mèo thường xuyên gãi, cọ xát cơ thể với cây cối, đồ vật để gãi ngứa.

Nguyên nhân mèo bị dị ứng

Mèo dị ứng với môi trường: bụi, bột xi-măng trong không khí, cây cảnh, hoá chất.

Mèo dị ứng với thực phẩm, dị ứng nước uống.

Mèo bị dị ứng với môi trường

Cách xử lí và đề phòng mèo bị dị ứng?

Mèo bị dị ứng nặng làm mèo ngứa ngáy, gãi nhiều, lở loét trên da cần được thăm khám thú y để được tiêm hoặc uống thuốc trị dị ứng phù hợp.

Tuy nhiên, để đảm bảo không tái phát dị ứng, bạn nên cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nguyên nhân khiến mèo bị dị ứng và cố gắng tách các tác nhân gây dị ứng ra khỏi bé mèo của mình.

Tìm hiểu các tác nhân làm mèo dị ứng

Xem thêm: Các nguyên nhân xung quanh làm mèo bị dị ứng, ngộ độc.

2. Cách chăm sóc mèo khoẻ mạnh, đẹp lông

Các mẹo đơn giản trong việc chăm sóc mèo hàng ngày giúp bé mèo khoẻ mạnh, đẹp lông:

– Ngoài việc cho mèo ăn uống điều độ, uống nhiều nước, bạn có thể thêm các chất omega 3, 6 trong các loại thực phẩm như: hải sản tươi, dầu dừa, dầu olive, rau, củ quả … hoặc các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tổng hợp. Hấp thụ đầy đủ các chất này, lông mèo sẽ phát triển khoẻ và bóng mượt hơn.

– Chải lông cho mèo thường xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ toàn bộ cơ thể để phát hiện ra những mầm bệnh từ sớm nhất.

Chải lông và kiểm tra cơ thể của mèo thường xuyên

– Sổ giun, ve định kỳ để mèo có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

–  Thường xuyên chơi với mèo cũng là cách bạn thể hiện tình thương cũng như giúp những bé mèo của mình vui vẻ hơn, tránh cảm giác trầm cảm khó chịu.


3. Các câu hỏi phổ biến

Mèo bị rụng lông nhiều, từng mảng đến từ các nguyên nhân: Mèo bị nấm da, mèo bị ký sinh trùng trên da hoặc Mèo bị stress, căng thẳng kéo dài.

Tìm hiểu nguyên nhân mèo bị rụng lông nhiều để xử lý đúng cách như:
– Ổn định môi trường sống của mèo, an ủi vỗ về để mèo đỡ căng thẳng, lo sợ.
– Giữ vệ sinh cơ thể mèo sạch sẽ, xịt thuốc, nhỏ thuốc trị bọ chét mèo, rận mèo cho mèo đúng định kỳ và sổ giun, sán đúng lịch.
– Chải lông cho mèo thường xuyên
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mèo: cho mèo ăn kết hợp các loại thức ăn khô và ướt, uống nhiều nước. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho lông, da của mèo như thịt gà, thịt heo, bò (cung cấp Protein), cá hồi, cá ngừ (chưa nhiều omega3), viên dầu cá tổng hợp chứa nhiều vitamin.

Mèo bị áp xe sau khi tiêm vac-xin thường khá phố biến và hầu hết các trường hợp đều tự khỏi.

Tuy nhiên nếu, áp xe ở mèo sau khi tiêm vac-xin kéo dài hơn 1 tuần làm mèo đau, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt thì nên mang mèo đến thú y để thăm khám.

Mèo bị viêm da rất dễ bị đi bị lại nếu không được điều trị đúng cách và không dứt điểm. Khi mèo bị viêm da nhẹ nên được xử lý ngay để tránh lan sang các vùng da khác.
– Nếu mèo bị nấm: cần được vệ sinh sạch sẽ, gỡ bỏ các lớp da chết, bong tróc và lông xung quanh, rửa sạch bằng oxy già sau đó bôi thuốc trị nấm cho mèo.
– Nếu mèo bị bọ chét, rận: nên dùng lược răng thưa để chải bớt bọ chét, rận trên lông mèo. Xịt thuốc trị rận hoặc uống, nhỏ thuốc theo tư vấn của bác sĩ thú y. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ để tiêu diệt bọ chét, rận và trứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777