Mèo ói, mèo bị sùi bọt mép và Các dấu hiệu mèo bị ngộ độc

Mèo bị ngộ độc rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Cần biết các dấu hiệu và nguyên nhân mèo bị ngộ độc để biết cách xử lý.


Đặc điểm của mèo thích leo trèo, nghịch ngợm, khám phá mọi thứ, nên khả năng mèo bị ngộ độc do tiếp xúc hoặc tiêu hoá các loại hoá chất, cây cối, bụi bẩn …rất cao và thường xuyên.

Mèo bị ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc theo nguyên nhân gây ngộ độc và hoàn toàn có thể làm mèo tử vong chỉ trong thời gian rất ngắn.

Do đó, người nuôi cần có những kiến thức cơ bản để sơ cứu mèo bị ngộ độc và nhận biết được các tác nhân làm mèo ngộ độc.

Mèo thích khám phá mọi thứ

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

1. Triệu chứng mèo bị ngộ độc

Tuỳ theo nguyên nhân làm mèo ngộ độc mà các triệu chứng thể hiện ra cũng sẽ khác nhau.

Trong trường hợp mèo bị ngộ độc nhẹ thì triệu chứng chỉ là mèo nôn, hoặc mèo bị tiêu chảy để đưa chất độc ra bên ngoài.

Trường hợp nặng hơn là mèo sẽ nôn ra bọt trắng, bọt vàng, chảy nước bọt, mèo sùi bọt mép và có dấu hiệu khó thở, co giật, phù người.

Mèo bị ngộ độc nặng sẽ khó thở, hôn mê

Trong trường hợp nguy hiểm nhất, chất độc phát tán nhanh, toàn thân mèo tím tái, hôn mê và có thể tử vong ngay sau đó.

2. Làm gì khi mèo bị ngộ độc

Mèo bị ngộ độc có thể nhẹ hoặc nặng và đáng tiếc là những trường hợp bị nặng thường diễn biến rất nhanh khiến người nuôi lúng túng, không biết cách xử lý.

Cần biết cách xử lý mèo bị ngộ độc

Vậy khi mèo bị ngộ độc các Sen cần làm gì?

– Ngay khi phát hiện mèo có dấu hiệu bị ngộ độc, ngay lập tức đưa mèo ra chỗ an toàn, thoáng mát.

– Đưa mèo đến cơ sở thú y là cần thiết, tuy nhiên nếu chưa thể đưa đi ngay được hãy tìm cách để giúp mèo nôn ra chất độc hoặc hoá chất vừa tiêu hoá phải.

Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ để nhờ hướng dẫn cách sơ cứu cho mèo.

Các cách để giúp mèo nôn ra chất độc tại nhà bạn có thể sử dụng như: trực tiếp móc họng để mèo cảm thấy buồn nôn và nôn chất độc ra, vắt một vài giọt chanh vào miệng của mèo hay cho mèo uống nước gừng, nước đậu xanh là cách để mèo khó chịu trong dạ dày và nôn ra chất độc.

Giúp mèo nôn hết các chất độc đã tiêu thụ

– Tìm hiểu nguyên nhân làm cho mèo bị ngộ độc và mang theo đến gặp bác sĩ thú y để bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm và có biện pháp xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mèo chỉ bị ngộ độc nhẹ và khi mèo đã nôn ra toàn bộ thì sẽ bình thường trở lại, nhưng vẫn rất cần đến thú y để kiểm tra vì chất độc vẫn có khả năng còn tồn tại trong cơ thể mèo và ảnh hưởng về sau.

3. Các nguyên nhân làm mèo ngộ độc 

Trong môi trường sống xung quanh, có thể có nhiều tác nhân làm mèo bị ngộ độc hoặc nhẹ hơn là mèo bị dị ứng. Cụ thể:

– Mèo bị ngộ độc thuốc trị rận, bọ chét

Mèo bị ngộ độc thuốc trị rận

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Thuốc trị rận có các thành phần hoá học với nồng độ khá cao để có thể diệt được rận, bọ chét mèo, nên có thể làm ảnh hưởng đến mèo nếu mèo liếm hoặc bị xịt phải.

– Mèo bị ngộ độc do thức ăn

Mèo bị ngộ độc do thức ăn

Thức ăn làm mèo bị ngộ độc có thể là chính thức ăn hàng ngày của mèo bị hết hạn sử dụng, bị nấm mốc hay bị vi khuẩn tấn công.

Các loại thực phẩm nguy hiểm khác nằm trong danh sách “không được” cho mèo ăn vì ngộ độc, dị ứng như: sữa bò, phô mai, sô-cô-la, hành, tỏi …

Nguyên nhân khác chính là các thức ăn hỏng, ôi thiu, mèo vô tình ăn được ngoài đường, trong thùng rác …

– Mèo bị ngộ độc do hoá chất, mỹ phẩm

Mèo bị ngộ độc do hoá chất

Các chất tẩy rửa, vệ sinh nhà cửa như nước tẩy, xà phòng, nước rửa chén, băng phiến, long não,… đều là những chất hoá học có thể gây ngộ độc cho mèo nếu chẳng may ăn phải.

– Các loại sơn tường, sơn đồ nội thất,…có chứa rất nhiều chất hóa học. Nếu chẳng may mèo nuốt phải, chúng sẽ khiến mèo bị xùi bọt mép, ảo giác, co giật, rối loạn nhịp tim, hôn mê và tổn thương nội tạng bên trong.

– Mèo có thể bị ngộ độc do liếm phải mỹ phẩm, nước hoa, keo xịt tóc, các chất làm đẹp của con người,… Đây tuy không phải là nguyên nhân phổ biến, nhưng không phải là không có, nên tốt nhất bạn hãy cẩn thận với sự tò mò của các bé mèo nhà mình nhé.

– Mèo bị ngộ độc do cây cảnh

Các cây cảnh làm mèo ngộ độc

Khi mua cây cảnh trong nhà, bạn nên chú ý một số loại cây sau vì các bộ phận trên cây có thể làm mèo bị ngộ độc, tuỳ mức độ.

– Cây nha đam

Nhựa của cây nha đam có thể làm cho mèo bị nôn ói, tiêu chảy và nhanh chóng mất nước cơ thể.

– Cây kim tiền

Giống cây cảnh khá phổ biến này hoàn toàn có thể làm cho mèo bị ngộ độc nếu ăn phải lá cây. Mèo có thể bị bỏng lưỡi và chảy nước dãi liên tục nếu ăn phải.

– Cây phát tài

Chất Calcium Oxalate có trong cây phát tài có thể khiến mèo bị ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng nôn mửa kèm máu, chảy dãi, kém ăn và lừ đừ.

Ngoài ra, cũng nên cẩn trọng với các loại cây khác như cây vạn thiên thanh, lưỡi hổ, trạng nguyên.

Một số loại hoa có phấn và mùi hương tuy không làm cho mèo bị ngộ độc nhưng mèo có khả năng bị dị ứng làm mèo hắc xì liên tục hoặc nặng hơn là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp người.

Mèo bị ngộ độc với một số loại hoa

4. Cách đề phòng mèo bị ngộ độc

Chính vì mức độ nguy hiểm khi mèo bị ngộ độc nên để đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối của bé mèo hãy chú ý luôn cẩn thận, đề phòng mèo tiếp xúc với các nguyên nhân gây ngộ độc.

– Với các loại cây cảnh trong nhà nếu là các loại cây có độc với mèo thì nên hạn chế trồng vì đặc tính nghịch ngợm, mèo có thể nhảy lên và đến gần cây bất cứ lúc nào.

Với các loại hoa có phấn, có mùi hương nhiều hãy xem biểu hiện của mèo nếu mèo thường hắt xì, chảy nước mũi khi đến gần thì hãy lưu ý.

Đảm bảo an toàn cho mèo trong nhà

– Nên có khu vực kín để đựng, chứa các loại hoá chất, chất tẩy rửa, xà phòng trong nhà. Các loại mỹ phẩm, keo xịt tắm, nước hoa của bạn cũng nên đặt ở nơi mèo khó đến gần hoặc để trong tủ kín.

– Cho mèo ăn uống vệ sinh, sạch sẽ, chú ý thức ăn của mèo, tuyệt đối không cho mèo ăn thức ăn hết hạn hoặc thức ăn bảo quản không đúng cách.

Cho mèo ăn uống vệ sinh, đúng cách

– Giữ an toàn cho bé mèo trong nhà, hạn chế cho mèo đi ra bên ngoài vì có thể tiếp xúc và ăn phải các cây cỏ, thức ăn không vệ sinh, gây ngộ độc.

– Tiêm phòng cho mèo, sổ giun cho mèo đầy đủ, đúng định kỳ để đảm bảo khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.


5. Các câu hỏi phổ biến

Mèo khoẻ mạnh, đột nhiên bị nôn ói kèm với chảy nước bọt, sùi bọt mép thì nguyên nhân cao nhất chính là mèo bị ngộ độc do tiếp xúc hoặc tiêu thụ loại thức ăn, hoá chất gây ngộ độc.

Nếu nặng hơn thì mèo sẽ có dấu hiệu khó thở, co giật, phù người và nguy hiểm nhất, chất độc phát tán nhanh, toàn thân mèo tím tái, hôn mê và có thể tử vong ngay sau đó.

Mèo bị ngộ độc thuốc trị rận là do mèo liếm phải hay bị xịt phải thuốc trị rận cho mèo. Triệu chứng là mèo sẽ bị nôn ói, mệt mỏi, lờ đờ.
Hãy ngay lập tức đưa mèo ra chỗ an toàn, thoáng mát. Đưa mèo đến cơ sở thú y là cần thiết, tuy nhiên nếu chưa thể đưa đi ngay được hãy tìm cách để giúp mèo nôn ra chất độc hoặc hoá chất vừa tiêu hoá phải bằng cách: trực tiếp móc họng để mèo cảm thấy buồn nôn và nôn chất độc ra, vắt một vài giọt chanh vào miệng của mèo hay cho mèo uống nước gừng, nước đậu xanh là cách để mèo khó chịu trong dạ dày và nôn ra chất độc.
Đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y kèm với loại thuốc mà mèo bị ngộ độc để bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm và có biện pháp xử lý phù hợp.

Thức ăn làm mèo bị ngộ độc có thể là chính thức ăn hàng ngày của mèo bị hết hạn sử dụng, bị nấm mốc hay bị vi khuẩn tấn công.
Các loại thực phẩm nguy hiểm khác nằm trong danh sách “không được” cho mèo ăn vì ngộ độc, dị ứng như: sữa bò, phô mai, sô-cô-la, hành, tỏi …
Nguyên nhân khác chính là các thức ăn hỏng, ôi thiu, mèo vô tình ăn được ngoài đường, trong thùng rác …

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777