Mèo Bị Phình Bụng – Các nguyên nhân và kinh nghiệm xử lý

Mèo bị bụng to, phình cứng, đặc biệt bụng mèo con phình to có vấn đề gì hay không? Nguyên nhân mèo bị phình bụng và kinh nghiệm xử lý.


Mèo bị phình bụng, đặc biệt là mèo con có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân, theo dõi dấu hiệu khi bụng mèo phình to cứng để kịp thời xử lý.

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

 Hiện tượng mèo bị phình bụng

Mèo bị phình bụng là hiện tượng mèo bị bụng to, lớn, đầy hơn so với bình thường. Bụng mèo thường phình sang hai bên và lộ rõ ra so với đường viền cơ thể. “Chướng bụng” cũng là một thuật ngữ chỉ hiện tượng bụng mèo phình to, nhưng thường nghiêm trọng và căng cứng hơn.

Bụng mèo phình to dễ nhầm lẫn với việc mèo thừa cân hoặc ăn quá no. Mèo bị bụng to do béo hoặc ăn no thường có độ mềm mại khi sờ nắn, là hiện tượng bình thường vì mèo vẫn có thể hoạt động, vui chơi và ăn uống thoải mái.

Trong trường hợp bụng mèo phình to mà không có dấu hiệu suy giảm, mèo tỏ ra khó chịu và mệt mỏi thì có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bụng mèo phình to kèm theo các biểu hiện như: ủ rũ, chán ăn, bụng cứng, táo bón, cơ thể mệt mỏi… cần được đưa đến cơ sở thú y để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Bụng mèo con phình to nguy hiểm như thế nào?

Đối với mèo con, khi mèo con bị bụng to, cứng cần được theo dõi cẩn thận bởi có thể là dấu hiệu của nhiễm giun, sán, ký sinh trùng hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của bệnh FIP – viêm phúc mạc ở mèo.

Chính vì thế mà mèo được cứu hộ, mèo hoang… thường bị phình bụng khá to vì chưa được xổ giun, sán hoặc đã nhiễm virus FIP chờ phát bệnh.

Các nguyên nhân làm mèo bị phình bụng

Mèo thừa cân cũng khiến vùng bụng bị phình to

Bụng mèo bị phình to có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Ký sinh trùng đường ruột (giun sán)

Nếu mèo không được tẩy giun định kỳ, số lượng lớn giun sán trong ruột có thể gây căng chướng bụng, khiến bụng mèo bị phình to. Cách điều trị đơn giản là sử dụng thuốc tẩy giun để loại bỏ hết ký sinh trùng. Cần lưu ý tẩy giun cho mèo định kỳ để ký sinh trùng đường ruột không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

  • Thừa cân

Những chú mèo ăn quá nhiều hoặc khẩu phần chứa nhiều tinh bột thường dễ bị thừa cân dẫn đến bụng phình to. Bụng mèo phình to do thừa cân thường sẽ mềm mại khi sờ vào bởi đó là kết quả của mỡ thừa.

Nếu bạn xác định được hiện tượng bụng phình to ở mèo là do béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho thú cưng.

  • Ăn no hoặc khó tiêu

Mèo ăn quá no hoặc đầy bụng, khó tiêu do tiêu thụ lượng lớn thức ăn cũng khiến bụng bị phình to. Tuy nhiên, mèo bị phình bụng do ăn quá no hoặc khó tiêu thường chỉ xuất hiện một thời gian ngắn (vài giờ đối với ăn quá no và 1 – 2 ngày với không tiêu) rồi sẽ nhanh chóng xẹp xuống.

Nếu bạn nghi ngờ mèo bị phình bụng do ăn no hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, cần thay đổi khẩu phần và lượng thức ăn trong mỗi bữa. Sử dụng kết hợp những thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa cho mèo.

  • Mèo mang thai

Nếu đó là một chú mèo cái, cần nghĩ đến vấn đề thai sản nếu bụng mèo phình to bất thường. Nếu không thể chắc chắn, bạn nên đem mèo đến bác sĩ thú y để siêu âm. Trong trường hợp mèo bị phình bụng do mang thai, cần chú ý chế độ chăm sóc để mèo mẹ và mèo con được khỏe mạnh nhất.

Bụng mèo phình to do nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên, bụng mèo bị phình to có thể do mắc các bệnh lý nguy hiểm bao gồm:

  • Phì đại các cơ quan nội tạng

Sự gia tăng kích thước của một hoặc nhiều cơ quan nội tạng khiến vùng bụng của mèo bị căng phồng. Phì nội tạng thường xuất hiện ở một số cơ quan như: Gan, lá lách, thận, bàng quang, đường tiêu hóa tắc nghẽn do búi lông, tử cung…

  • Tràn dịch ổ bụng

Chất lỏng tích tụ bất thường trong ổ bụng của mèo là nguyên nhân phổ biến khiến bụng bị trương phình. Đây là một tình trạng đáng lo ngại. Các chất lỏng này có thể là nước tiểu, máu hoặc dịch thoát ra từ các mô trong cơ thể và đọng lại trong ổ bụng.

  • Khối u

Nguyên nhân nghiêm trọng khiến mèo bị phình bụng là các khối u trong cơ thể hoặc bệnh ung thư. Dấu hiệu là các khối u phát triển bất thường sờ thấy dưới da, mèo thường xuyên mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân.

  • Bệnh viêm phúc mạc – FIP (Feline Infections Peritonitis)

Viêm phúc mạc do mèo nhiễm virus cực kỳ nguy hiểm, dễ gây tử vong. Viêm phúc mạc là dạng bệnh phổ biến nhất dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong ổ bụng hoặc ngực của mèo gây chướng bụng.

  • Chứng suy giáp ở mèo

Mèo bị suy giáp thường trở nên chậm chạp và dễ tăng cân ngay cả khi chúng ăn ít và vận động nhiều. Lâu ngày, chất béo tích tụ khiến bụng mèo bị phình to.

  • Bệnh suy tim, gan, thận

Các bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc đào thải chất dư thừa và loại bỏ chất lỏng. Nếu một trong các cơ quan này bị bệnh sẽ khiến chất dư thừa tích tụ trong bụng mèo khiến bụng phình to.

Bụng mèo bị phình to – Cách chẩn đoán và điều trị

Các bác sĩ thú y sẽ đề xuất những kiểm tra phù hợp với tình trạng của mèo

  • Chẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụng:

Nếu bụng mèo bị phình to bất thường, bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y đánh giá và xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm chẩn đoán thông thường đối với tình trạng bụng mèo bị phình to bao gồm: xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng, chụp X-quang ngực, xét nghiệm dịch ổ bụng hoặc sinh thiết (nếu có khối u)… Các kiểm tra mà bác sĩ thú y đề xuất sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với trường hợp của từng con mèo.

  • Cách xử lý khi mèo bị phình bụng:

Phương pháp điều trị tình trạng bụng bị phình to ở mèo rất đa dạng, thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng khác nhau của mỗi con mèo. Một số cách điều trị phổ biến gồm: loại bỏ chất lỏng trong bụng (hút dịch bụng), sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Với bất kỳ kế hoạch điều trị nào, bạn nên theo dõi thú cưng và trao đổi với bác sĩ thú y thường xuyên để theo dõi diễn biến sức khỏe của mèo.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng không biết liệu mèo của mình trông “bụng phệ” có phải là dấu hiệu của bệnh lý hay không, mang mèo đến bác sĩ thú y để hỏi ý kiến ​​và thực hiện xét nghiệm nếu cần thiết nhé!

 Các câu hỏi phổ biến về mèo bị phình bụng

Đối với mèo con, khi mèo con bị bụng to, cứng cần được theo dõi cẩn thận bởi có thể là dấu hiệu của nhiễm giun, sán, ký sinh trùng hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của bệnh FIP – viêm phúc mạc ở mèo. Chính vì thế mà mèo được cứu hộ, mèo hoang… thường bị phình bụng khá to vì chưa được xổ giun, sán hoặc đã nhiễm virus FIP chờ phát bệnh.

Bụng mèo phình to do ăn quá no thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Khi thức ăn tiêu hóa bớt, bụng mèo sẽ trở về trạng thái bình thường (trong khoảng vài giờ đến 1 ngày). Nếu bụng mèo bị phình to và căng cứng liên tục trong một thời gian, kèm theo các dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, tiêu chảy… cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.

Bụng mèo bị phình to thường do một số nguyên nhân phổ biến như bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), ăn quá no, thừa cân, khó tiêu hoặc mang thai… Nếu đã ngoại trừ các nguyên nhân trên, bụng mèo bị trương phình có thể do một số bệnh lý nguy hiểm. Cần đưa mèo đến có sở thú y để được chẩn đoán.

3/5 - (38 bình chọn)

One thought on “Mèo Bị Phình Bụng – Các nguyên nhân và kinh nghiệm xử lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777