Chó Bị Hôi Miệng – Các nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Chó bị hôi miệng là vấn đề thường gặp ở các chú chó. Miệng chó bị hôi gây khó chịu cho người nuôi và cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý.


Là những sinh vật tình cảm, Cún luôn muốn bày tỏ tình cảm cuồng nhiệt người mà chúng yêu quý. Cún có thói quen liếm, hôn lên mặt của con người. Tuy nhiên, tình trạng chó bị hôi miệng sẽ làm cho chúng ta khó chịu.

Vậy tại sao chó bị hôi miệng? Đâu là các nguyên nhân thường gặp khiến chó bị hôi miệng? Làm sao để giảm tình trạng chó bị hôi miệng và cách phòng tránh tình trạng này.

Cùng VuiPet tìm hiểu chi tiết nhé.

Chó bị hôi miệng là ác mộng của mọi chủ nuôi

Các nguyên nhân làm chó bị hôi miệng

Chó bị hôi miệng thường do không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Chó gặp các vấn đề về răng miệng, nướu. Hay các bệnh lý khác làm chó bị hôi miệng là bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đường… 

Chó bị hôi miệng do chế độ ăn uống không lành mạnh

Chó thường có thói quen lục lọi thức ăn bẩn ở thùng rác, nhai đồ vật lạ hoặc xác của những con chuột chết. Đôi khi chúng còn thích ăn phân của những chú chó mèo khác,… Những loại thức ăn này lâu ngày sẽ gây ra mảng bám dày đặc trên răng. Đồng thời tích tụ lại trong dạ dày và bốc hơi ra bên ngoài khiến chó bị hôi miệng. 

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân làm chó bị hôi miệng

Các vấn đề răng miệng, nướu làm chó bị hôi miệng

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm chó bị hôi miệng.

Mảng bám từ thức ăn theo thời gian dày lên và hình thành vôi răng ở chó. Nếu không được vệ sinh, đánh răng, lấy vôi răng định kỳ sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ gây tăng thêm chứng hôi miệng. Nặng hơn có thể gây viêm nướu, viêm chân răng, rụng răng…

Đặc biệt những chú chó có hàm răng không đồng đều, mọc lệch xiên xẹo thì khả năng tích tụ cao răng và mắc các bệnh răng miệng cao hơn bình thường.

Chó bị hôi miệng do bệnh nha chu

Chó bị hôi miệng do bệnh gan

Gan là nơi duy nhất chuyển hoá và lọc thải chất độc cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương thì không còn khả năng lọc chất độc cho cơ thể, dẫn đến các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi thối sẽ được thải vào phổi.

Chó bị hôi miệng liên quan đến bệnh gan sẽ đi kèm với những triệu chứng như chó hay nôn mửa, vàng giác mạc, vàng da, vàng nướu, chán ăn… 

Bệnh gan làm chó bị hôi miệng 

Chó bị hôi miệng do bệnh thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc chất thải, loại bỏ chất độc ra khỏi dòng máu và đào thải nước tiểu ra ngoài.

Khi thận yếu thì cơ thể không còn khả năng đào thải nước tiểu, lâu ngày nồng độ amoniac và nitơ tích tụ nhiều trong máu gây ure huyết, dẫn đến hơi thở sẽ thải ra mùi hôi như nước tiểu.

Khi chó bị suy thận ngoài hơi thở có mùi như nước tiểu thì sẽ có một số triệu chứng đi kèm như chó sẽ chán ăn, niêm mạc và nướu nhợt nhạt, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu.

Chó bị hôi miệng là dấu hiệu cho bệnh thận

Chó bị hôi miệng do bệnh tiểu đường

Khi chó bị bệnh tiểu đường trong một thời gian dài không được điều trị đúng cách. Cơ thể của chó bắt đầu tạo ra các phân tử xeton.

Đây là nguyên nhân làm hơi thở của chó có mùi axeton, mùi như nước sơn móng tay. Ngoài hơi thở có mùi thì chó bị tiểu đường thường kèm theo các triệu chứng khác như, chán ăn, uống nước nhiều và đi tiểu nhiều hơn. 

Chó bị tiểu đường có hơi thở như mùi axeton

Các cách chữa trị và phòng ngừa chó bị hôi miệng

Nếu nhận thấy chú chó của bạn bị hôi miệng hay bất cứ mùi lạ liên tục trong vài ngày thì hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra răng miệng cho bé.

Có thể đã quá lâu bạn chưa đánh răng, cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng cho Cún. Bạn có thể đánh răng cho chó tại nhà hoặc mang bé đến các spa thú cưng để nhân viên thực hiện an toàn, chuyên nghiệp hơn.

Làm sạch răng miệng cho chú chó

Sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng tình trạng chó bị hôi miệng vẫn không thuyên giảm. Thì bạn nên bắt đầu theo dõi các sự thay đổi của cơ thể Cún. Bất cứ các dấu hiệu nhỏ nào như chó đột nhiên chán ăn, mệt mỏi, uống nước nhiều hơn bình thường, đi vệ sinh nhiều… điều có thể là dấu hiệu của sự bất thường về sức khoẻ.

Bạn nên mang bé đến thú y để làm các xét nghiệm, sớm chuẩn đoán các bệnh lý liên quan như gan, thận, tiểu đường… Đồng thời có hướng chữa trị phù hợp.

Thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh nếu chó bị hôi miệng nặng hơn

Đừng để đến khi tình trạng chó bị hôi miệng nghiêm trọng mới bắt đầu tìm cách chữa trị. Hãy thiết lập các thói quen nhỏ trong việc chăm sóc hàng ngày để giúp bé Cún không có hơi thở thơm tho hơn và phòng được các bệnh lý nguy hiểm khác.

  • Vệ sinh răng miệng định kỳ

Sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho thú cưng để đánh răng cho Cún 2-3 lần/tuần. Pha thêm các loại nước thảo mộc như bạc hà, sả,… vào nước uống của Cún để giúp làm sạch khoang miệng toàn diện hơn.

Chải răng cho Cún thường xuyên

  • Sử dụng treat dạng xương hoặc kẹo dẻo nhai giúp làm sạch cao răng

Có nhiều loại treat dành cho thú cưng có tác dụng giúp làm sạch mảng bám trên răng một cách tự nhiên. Việc nhai thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa mảng bám mà còn giúp bé Cún giải trí, bớt buồn chán.

Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch răng miệng khác như nước súc miệng, xịt thơm miệng cho chó…

Xương gặm, treat giúp làm sạch mảng bám

  • Cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học 

Xây dựng cho bé Cún chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, nội tạng động vật. Bổ sung các loại xương (cho ăn dạng sống hoặc sấy khô) để tăng cường lực nhai, giúp làm sạch mảng bám. Đồng thời nước sạch luôn được thường xuyên.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho Cún

  • Kiểm tra răng miệng và sức khoẻ tổng quát định kỳ
Sức khoẻ răng miệng không chỉ quyết định hơi thở của Cún có mùi hay không mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Do đó, hãy đưa bé đến thú y ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra sức khoẻ răng miệng và thực hiện các thăm khám, chuẩn đoán khác nhé. 

Các câu hỏi phổ biến thường gặp
 Tại sao chó bị hôi miệng?

Chó bị hôi miệng nguyên nhân chính là do các vấn đề răng miệng. Do chó không được vệ sinh răng miệng thường xuyên, các mảng bám lâu ngày làm tình trạng hôi miệng nặng hơn hoặc gây nên viêm nướu. Ngoài ra, các bệnh lý khác tiềm ẩn ở chó như bệnh gan, thận, tiểu đường có thể là nguyên nhân làm chó bị hôi miệng.

 Chó bị hôi miệng có chữa hết được không?

Chó bị hôi miệng là một triệu chứng phổ biến thường gặp, cũng là dấu hiệu cho các bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, cần xác định đúng nguyên nhân làm chó bị hôi miệng để có cách xử lý phù hợp, ngăn bệnh tái phát.

 Cách chữa trị chó bị hôi miệng tại nhà? 
Đầu tiên hãy kiểm tra răng miệng của bé Cún. Đánh răng, cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng cho chó. Nếu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng chó bị hôi miệng vẫn không thuyên giảm thì nên theo dõi các sự thay đổi của Cún như chán ăn, uống nhiều nước, đi vệ sinh nhiều… đồng thời mang Cún đến thú y để thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh để có cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra, hãy xây dựng các thói quen hàng ngày để giúp Cún có sức khoẻ răng miệng tốt như: thường xuyên đánh răng, vệ sinh, làm sạch mảng bám bằng treat, xương gặm… Cung cấp cho chó cưng chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và nước sạch đầy đủ.
3/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777