Thời đại 5.0 – Các Sen nuôi thú cưng có văn minh và đúng luật chưa?

Thời đại 5.0, công nghệ phát triển nhanh, việc nuôi chó mèo trở nên thuận tiện hơn khi có nhiều công cụ hỗ trợ và các quy định bảo vệ quyền lợi cho thú cưng và cả người nuôi. Nhưng không phải ai cũng quan tâm đến các quy định để nuôi thú cưng văn minh và đúng luật.

Cùng VuiPet tìm hiểu để tránh đi các lỗi phát sinh không mong muốn và bảo vệ thú cưng tốt nhất trong quá trình nuôi chó, nuôi mèo nhé.


1. Tiêm phòng dịch bệnh cho thú cưng – đặt sức khỏe, an toàn của các bé lên hàng đầu

Có thể các Sen chưa biết, việc tiêm phòng vac-xin dại cho chó mèo là quy định bắt buộc (theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT) để đảm bảo sức khỏe cho các bé cũng như sự an toàn cho chính mình. 

Tiêm Vac-xin bệnh dại là quy định bắt buộc khi nuôi thú cưng

Mức phạt cho nếu không tiêm Vac-xin dại cho thú cưng

Bên cạnh đó, các Sen nên tìm hiểu thêm về các mũi tiêm phòng 7 bệnh cho chó và 4 bệnh cho mèo để đảm bảo cho khỏe mạnh trong hành trình phát triển của các bé. 

>> Chi tiết về lịch tiêm phòng cho chó, mèo mà các Sen phải biết

2. Hãy định danh chó, mèo của bạn từ bây giờ

Việc định danh chó, mèo từ trước đến nay được hiểu đơn giản là xác minh thông tin cá nhân của thú cưng và chủ nuôi. Như cách phổ biến nhất thường được áp dụng là sử dụng bảng tên. Bảng tên cho chó mèo vừa như món trang sức đáng yêu tô điểm cho các bé thêm lung linh, vừa là công cụ giúp lưu lại tên – số liên lạc – địa chỉ của chủ nuôi. 

Ngoài ra, việc định danh chó mèo còn được thực hiện bằng phương pháp cấy microchip cho thú cưng để thống kê nhiều thông tin liên quan như địa chỉ, số điện thoại và email của chủ nuôi, cũng như tên, chủng loại và tình trạng tiêm chủng của các bé. Chi phí khi cấy microchip sẽ dao động từ 250.000VNĐ – 450.000VNĐ. 

Cấy/gắn Microchip là cách thức tốt để định danh thú cưng

  • Phương án đăng kí thông tin khi nhận nuôi thú cưng

Hiện nay đang có phương án đăng kí, kê khai thông tin nhận nuôi thú cưng với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, chủ vật nuôi phải cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tiếng ồn, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh từ chó, mèo…

Việc này sẽ giúp các Sen thuận tiện hơn trong việc theo dõi, giám sát, trao đổi hoặc kiến nghị nếu có phát sinh xảy ra với thú cưng. Nhưng cũng sẽ có các bất cập như tốn nhiều thời gian và công sức (vì trong quy định đề xuất kê khai thông tin 2 lần/năm với các chủ hộ có nuôi thú cưng). 

Nhìn chung, phương án đang được nhiều người dân quan tâm và ủng hộ, vì khi đăng kí công khai thông tin của chủ nuôi và thú cưng sẽ giúp mọi người nâng cao ý thức nuôi thú cưng hơn trong cộng đồng hiện nay. Việc quy đổi trách nhiệm cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3. Các lưu ý cho Sen nếu nuôi thú cưng ở chung cư 

Một trong các lưu ý dành cho các Sen khi thuê chung cư là cần tìm hiểu kỹ chung cư có được phép nuôi thú cưng hay không. Tuy nuôi chó mèo trong chung cư không phải là hành vi cấm theo pháp luật, nhưng các Sen vẫn sẽ phải chịu phạt nếu nuôi thú cưng trong trường hợp tòa nhà/ chung cư không cho phép. Việc tìm hiểu kỹ từ đầu sẽ tránh đi các phiền phức không đáng có. 

Các sen chỉ được nuôi thú cưng khi quy định chung cư cho phép

Khi nuôi thú cưng ở chung cư, các Sen cần lưu ý các điều sau:
  • Lưu ý tiếng ồn của chó, nếu các bé có xu hướng sủa quá lớn và quá dài thì sẽ ảnh hưởng đến các căn hộ xung quanh.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng để giữ cho không gian sống thơm, sạch, thoáng mát. Từ đó cũng không cần phải hứng chịu sự phàn nàn của hàng xóm.
  • Chú ý thú cưng luôn khỏe mạnh, để hạn chế bị lây chéo bệnh nếu các bạn Gâu hàng xóm bị bệnh. 

Cần kiểm soát tốt tiếng ồn của cún cưng khi ở chung cư

>> Xem thêm: Nuôi chó ở chung cư làm sao cho đúng?

4. Các lưu ý cho Sen khi dẫn cún cưng ra ngoài đi dạo

Khi nuôi thú cưng, việc dẫn các bé ra ngoài dạo chơi là việc không thể thiếu. Vậy đâu là các quy định các Sen cần phải biết để không vi phạm? 

Sử dụng rọ mõm và dây dắt chó (không thả rông) khi dẫn chó đi dạo là bắt buộc. Trong trường hợp thiếu 1 trong 2 cũng sẽ bị nhắc nhở và phạt hành chính. 

Quy định bắt buộc phải sử dụng rọ mõm và dây dắt khi dẫn thú cưng ra ngoài

Các Sen thường lo lắng liệu rọ mõm có gây ra cảm giác khó thở hay chật chội khó chịu cho các bé cún không. Thì câu trả lời là không nếu thời gian sử dụng dưới 3 tiếng và kích thước vừa vặn với khuôn mặt của bé. Có rất nhiều loại rọ mõm (từ kích thước, chất liệu,…) để các Sen lựa chọn nhằm đảm bảo sự thoải mái nhất cho các bé. 

Công dụng của việc đeo rọ mõm khi đưa cún cưng ra ngoài:
  • Giúp cún cưng trông thân thiện hơn, an toàn hơn, không thể cắn trúng người hoặc cắn phá tài sản xung quanh.
  • Hạn chế ăn những thứ bậy bạ ở công viên. 
  • Hạn chế việc sủa làm giảm ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng. 

Ngoài ra, hãy trông coi kỹ lưỡng thú cưng của bạn. Khi ra ngoài, các bé sẽ có xu hướng tăng động và bảo vệ lãnh thổ hơn, nên nhiều khi sẽ gây ra các “tranh chấp” không mong muốn với các bé chó khác hoặc với người đi đường.

Tuyệt đối không thả rông các bé, phải luôn xích giữ chó bên cạnh để tránh các trường hợp cún cưng đi lạc, đi gây chiến hoặc đi phóng uế bừa bãi.

Các Sen cũng phải tự mình lau dọn sạch các nơi phóng uế của cún cưng để giữ môi trường sạch đẹp, không phải chịu phạt khi làm mất vệ sinh nơi công cộng. 

Các Sen cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ khu dân cư chung

Trông coi kỹ thú cưng của bạn để tránh đi những rủi ro nhất định như: chó cắn nhau, chó cắn người,…

Thiệt hại không mong muốn nhất là cắn trúng người gây thương tích hoặc tử vong. Đối với trường hợp này, mức phạt vô cùng cao vì có thể bị truy tố theo bộ luật hình sự. Các Sen nhớ chú ý, trông coi cún cưng cẩn thận để tránh các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra. 

Việc cún cưng gây thiệt hại cho người thì chủ nuôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với bên thứ 3

Mức phạt nếu thú cưng vi phạm nơi công cộng

5. Bảo vệ quyền lợi của cún cưng

Trong các trường hợp thú cưng bị gây hại bởi người thứ 3, thì cũng sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật. 

Cảnh tượng chúng ta thường gặp nhất là chó mèo bị đánh đập, bạo hành tàn nhẫn. Đối với các trường hợp này, pháp luật có quy định phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng. 

Nặng hơn, nếu chó mèo bị tấn công đến tử vong khi đang đứng yên hoặc không có bất cứ hành động tấn công nào xảy ra cùng lúc, thì người tấn công bị truy vào tội “cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”, sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt tù tùy theo tình huống.

Ngược lại, nếu cún cưng bị đánh chết trong lúc đang cắn người, thì bên thứ 3 sẽ được xem là phòng vệ chính đáng. Khi đó, bên thứ 3 không cần phải bồi thường cho người chủ nuôi. 

Các Sen cần biết rõ luật để bảo vệ quyền lợi cho thú cưng của mình

Thật ra, không phải ai cũng yêu thương chó mèo và sẵn sàng nhận nuôi, chăm sóc các bé. Vậy nên, khi bản thân là người nuôi chó mèo, chúng ta cần nắm rõ luật – quy định dành cho người nuôi thú cưng để không trở thành người chủ nuôi “vô ý thức” trong mắt người khác, cũng như có kiến thức để bảo vệ quyền lợi của chính mình và các bé. 

Với những thông tin trên và các chuỗi bài viết về kiến thức, kinh nghiệm nuôi thú cưng, VuiPet mong muốn cùng các Sen góp phần vào xây dựng cộng đồng nuôi thú cưng khoa học và văn minh. Cùng theo dõi trên website VuiPet nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777