Chó Alaska ăn gì? “Toàn Tập” Cách Nuôi Chó Alaska tốt nhất

Thức ăn cho chó Alaska là gì? Cách chăm sóc chó Alaska khó không? Bài viết hướng dẫn A-Z Kinh nghiệm – Cách nuôi chó Alaska luôn khỏe mạnh, đáng yêu.


Các đặc điểm nổi bật của giống chó Alaska  

Chó Alaska (Alaskan Malamute) là một giống chó tuyết lâu đời được lai tạo để hỗ trợ công việc cho người bản địa sống ở vùng cực Bắc – thuộc Đan Mạch, Siberia và Alaska.

Chó Alaska có kích thước to lớn, thân hình cân đối, cứng cáp và khả năng chịu rét cực tốt nhờ vào bộ lông dài, xù và rất dày. Các màu lông phổ biến nhất của chó Alaska là: Alaska hồng phấn, Alaska xám trắng, Alaska đen trắng. 

Chó tuyết Alaska có thân hình to lớn, cân đối

Chó Alaska là giống chó cực kỳ thông minh, được lai tạo để làm việc và chỉ khuất phục bởi người có tính cách cương quyết, nhất quán. Chính vì là giống chó làm việc nên chó Alaska có mức năng lượng rất cao và cần được vận động nhiều mỗi ngày.

Alaska là những chú chó hiền lành, hòa đồng, rất biết nghe lời và tiếp thu nhanh nhẹn. Chó Alaska rất thích trẻ nhỏ và sống hòa thuận với các thú cưng khác.

Chó Alaska rất tình cảm với chủ

>> Xem thêm: Tất tần tật đặc điểm của chó Alaska

Không gian và môi trường sống phù hợp với chó Alaska

Nguồn gốc là những chú chó làm việc, di chuyển nhiều nên nhu cầu vận động của chó Alaska rất lớn. Chó Alaska không phù hợp với các không gian sống chật hẹp, tù túng, chó Alaska sẽ dễ cục tính và khó gần nếu thường xuyên bị nhốt hoặc không được vận động giải phóng năng lượng mỗi ngày.

Chính vì thế, môi trường sống lý tưởng nhất với chó Alaska là không gian rộng rãi, có sân vườn để chúng có thể thoải mái vận động.

Tuy nhiên, nếu nhà ở chung cư muốn nuôi chó Alaska thì bạn cần đảm bảo trong nhà đủ không gian cho Cún sinh hoạt và đưa chúng ra ngoài chạy nhảy, giải phóng năng lượng mỗi ngày.

Alaska Malamute cần thường xuyên vận động

Ngoài ra, cần lưu ý nhiệt độ khi nuôi chó Alaska. Xuất xứ vùng lạnh khắc nghiệt và bộ lông siêu dày, chó Alaska chịu nhiệt rất kém ở khí hậu nóng ẩm Việt Nam và rất dễ bị sốc nhiệt.

Do đó, môi trường sống mát mẻ là cần thiết cho chó Alaska và cần có quạt máy hoặc phòng máy lạnh và những ngày nhiệt độ cao. 

Chó Alaska ăn gì? Thức ăn cho chó Alaska  

Alaska là giống chó ăn khỏe, bạn có thể cho Cún ăn thức ăn thương mại hay tự nấu thức ăn cho Cún đều được.

Tuy nhiên, cần biết các yêu cầu về dinh dưỡng để đảm bảo chó Alaska có chế độ ăn uống tốt nhất, đủ chất để phát triển và hoàn thiện cơ thể.

– Nếu cho chó Alaska ăn thức ăn thương mại:

Cần lưu ý chọn loại thức ăn có Protein từ các loại thịt động vật trong 5 thành phần đầu tiên của bảng thành phần. Protein có thể từ thực vật nhưng chó Alaska cần Protein động vật để xây dựng, phát triển cơ bắp.

Chọn thức ăn của các thương hiệu thức ăn cho chó uy tín, có chứng nhận của AFFCO và kiểm tra kỹ thức ăn không chứa chất bảo quản, chất tạo màu hay các thực phẩm đột biến gene có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Cún.

Chọn thức ăn đúng với độ tuổi của Cún và nên kết hợp hạt khô với Pate cho chó hoặc nước luộc/hầm thịt, rau củ để đảm bảo cơ thể Cún luôn đủ nước và chó Alaska không bị chán ăn.

Linh hoạt thức ăn để chó Alaska không bị chán ăn

– Nếu tự nấu thức ăn cho chó tại nhà: 

Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn cho chó Alaska theo từng độ tuổi như bên dưới:

Chó Alaska từ 2-3 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn chó Alaska bắt đầu tập ăn thức ăn đặc sau khi cai sữa, do đó chỉ nên cho Cún ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn.

Thức ăn cho chó Alaska giai đoạn này là: các loại thịt bò, heo, gà hoặc cá băm/xé nhỏ cùng với cơm mềm hoặc cháo. Nên bổ sung thêm cho Cún các ra loại rau, củ xay nhuyễn, dễ ăn như bí đỏ, cà rốt, bông cải… để cung cấp vitamin, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày nên cho Cún ăn 300-400gr thức ăn và chia đều 3-4 bữa/ngày.

Lưu ý, thức ăn cho chó Alaska phải đảm bảo vệ sinh, mềm nhuyễn dễ tiêu hóa, không cho ăn thức ăn cũ, thức ăn tươi sống có mùi tanh vì đường ruột của Alaska con rất yếu và nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy.

Nếu cần bổ sung sữa cho Cún thì nên chọn các loại sữa dành cho thú cưng, đừng nên sử dụng sữa của người hoặc sữa bò Cún sẽ dễ bị dị ứng lactose, rối loạn tiêu hóa. 

Chó Alaska từ 4-6 tháng tuổi:

Lúc này có thể cho ăn thức ăn thô hơn mà không cần xay nhuyễn để luyện sức nhai của răng, hàm. Về khẩu phần ăn vẫn có thể duy trì khi trên nhưng nên giảm số bữa ăn và tăng lượng thức ăn ở mỗi bữa. Có thể chỉ cần cho Cún ăn 3 bữa/ngày.

Ngoài ra, nên cho Cún ăn thêm các loại nội tạng động vật như: óc, tim, gan…, trứng vịt lộn hoặc cho Cún gặm xương sống đã trụng sơ qua nước sôi, không nên nấu chín xương vì các mảnh vụn có thể làm Cún bị hóc. 

Lưu ý, luôn có đầy đủ nước sạch và thay nước cho chó Alaska thường xuyên.

Các loại thực phẩm cần cho chó Alaska phát triển

Chó Alaska trên 6 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, vẫn tiếp tục cho Cún ăn khẩu phần ăn như trên nhưng tăng lượng thức ăn tùy vào sức ăn của Cún. Số bữa ăn mỗi ngày có thể là 2 hoặc 3 bữa và nên cố định thời gian cho ăn để tập cho Cún thói quen ăn uống tốt khi lớn lên. 

Chó Alaska vận động nhiều nên nước sạch cho Cún là không thể thiếu.

Ngoài ra, cần lưu ý không được cho chó Alaska ăn các loại thực phẩm sau:

– Các loại mỡ hoặc thịt nhiều mỡ hay nhiều tinh bột sẽ dễ làm Cún thừa cân, béo phì.

– Không cho đụng vào các chất kích thích như rượu bia, cafe sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và trí thông minh của Cún.

– Nấu thức ăn cho Cún không nên bổ sung bất kỳ loại gia vị nào như muối, hạt nêm, hành, tỏi…

– Không cho ăn lại thức ăn cũ để lâu, thực phẩm ôi thiu, bị lên men. 

Cách chăm sóc chó Alaska hàng ngày

Alaska là giống chó to lớn, có bộ lông dày và dài cần được chăm sóc thường xuyên. Chó Alaska rụng lông rất nhiều, hầu như quanh năm và đặc biệt nhiều vào mùa rụng lông (từ 2-3 lần/năm).

Để hạn chế chó Alaska bị rụng lông bạn nên chải lông cho Cún ít nhất 3 lần/tuần. Trong lúc chải lông nên lưu ý kiểm tra toàn bộ cơ thể của Cún để xem có vấn đề gì khác thường không. 

Có thể cắt tỉa bớt lông cho chó Alaska gọn gàng, mát mẻ hơn đặc biệt vào mùa hè nắng nóng, tuy nhiên nếu không cần điều trị vấn đề trên da thì không nên cạo hết lông của chó. 

Chó Alaska có bộ lông dày và dài

Chó Alaska khá nghịch ngợm, đặt biệt nhà có sân vườn thì Cún rất nhanh bị bẩn. Bạn cần tắm cho chó Alaska 2-3 lần/tháng hoặc nhiều hơn nếu Cún quá bẩn. Lưu ý sử dụng sữa tắm cho chó để tắm và sấy thật khô lông sau khi tắm xong. Nước còn dưới da, lông của Cún sẽ làm cho Cún có mùi hôi và dễ bị nấm da, viêm da.

Tắm cho chó Alaska để giữ cho bộ lông luôn sạch đẹp

Ngoài ra cũng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên tối thiểu 2-3 lần/tuần, vì thức ăn chính của chó Alaska là thịt nên rất dễ bị hôi miệng và sâu răng. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh mũi, tai, của Cún thường xuyên để sớm phát hiện các thay đổi bất thường. 

Cắt móng cho chó Alaska là cần thiết và nên thực hiện từ khi Cún còn nhỏ để dễ quen hơn khi lớn lên, tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm cắt móng hay vệ sinh tai cho Cún thì bạn nên mang Cún để Spa để được chăm sóc cẩn thận và an toàn hơn nhé.

Nhu cầu vận động và huấn luyện cho chó Alaska  

Chó Alaska là những chú chó làm việc, có mức năng lượng cao và rất hiếu động, chó Alaska cần được vận động nhiều và liên tục mỗi ngày ít nhất là 60 phút.

Đối với chó Alaska con thì nên cho chúng tập thể dục nhẹ mỗi ngày như chạy nhảy, vui đùa quanh sân hoặc chạy theo xe đạp. Còn đối với Alaska trưởng thành thì đòi hỏi phải có những bài tập nặng hơn hoặc giao cho chúng những công việc nhất định để chúng được lao động, có thể tập cho chúng kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đường dài…

Việc được hoạt động hết công suất giúp giải phóng nguồn năng lượng dư thừa sẽ khiến chúng không phá phách, đồng thời cũng giúp cho cơ thể Alaska khỏe mạnh và dẻo dai, săn chắc hơn.

Chó Alaska có nhu cầu vận động rất cao

Không như những giống chó khác, Alaska có tập tính bầy đàn rất cao thường trung thành và nghe lời tuyệt đối với người chúng coi là đầu đàn. Chính vì thế nên tận dụng đặc tính này để dạy dỗ, huấn luyện Cún.

Bắt đầu dạy dỗ, huấn luyện chó Alaska con ngay khi mới về nhà, giới thiệu chó con với các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là trẻ con. Dắt chó Alaska đi dạo bên ngoài để quen và tiếp xúc với nhiều người và thân thiện, hòa đồng hơn. 

Hãy huấn luyện chó Alaska với “tư cách” đầu đàn, cho chó Alaska ăn theo lệnh, khi nào được ăn và khi nào không, luôn cho Cún đi sau bạn và chỉ được đi vào/qua khi bạn cho phép và tuyệt đối bỏ qua các hành động “xin ăn” của Cún.

Khi chó Alaska quen dần với gia đình và môi trường sống mới hãy tiến đến các bài luyện cơ bản như: nhận biết tên, đứng, ngồi, nằm, bỏ, sủa, ngưng sủa. Chó Alaska là giống chó thông minh, sẽ học hỏi rất nhanh và vô cùng hưng phấn nếu được thưởng thức ăn sau khi hoàn thành bài tập.

Chó Alaska sẽ rất tăng động và phá phách nếu như vắng mặt chủ. Chính vì vậy hãy hạn chế cho Cún ở nhà một mình trong thời gian dài nhé.

Đồng thời, khi dạy dỗ, huấn luyện chó Alaska bạn cần hiểu rõ đặc điểm chú chó của mình, bình tĩnh, kiễn nhẫn và không nên đánh đập Cún, sẽ làm chúng hoảng sợ và có thể bị thương. 

Kiên nhẫn khi huấn luyện chó Alaska

Các vấn đề sức khoẻ phổ biến của chó Alaska

Chó Alaska là giống chó khoẻ mạnh, có tuổi thọ dài. Có môi trường sống phù hợp và được chăm sóc đúng cách, chó Alaska có thể sống được từ 12-15 năm hoặc nhiều hơn.

Tuy nhiên, như các giống chó khác, chó Alaska luôn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ phổ biến, có thể do di truyền hoặc do tập tính sinh hoạt, môi trường và chế độ dinh dưỡng. 

– Các bệnh di truyền ở chó Alaska: phổ biến nhất là loạn khớp xương hông, teo võng mạc PRA, hay suy tuyến giáp. Do đó, khi mua chó Alaska bạn cần tìm nơi uy tín, rõ nguồn gốc của chó để đảm bảo không gặp các vấn đề di truyền.

Thăm khám thú y định kỳ cho chó Alaska

– Các bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm như: bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh dại… Cần lưu ý tiêm vac-xin phòng bệnh cho Cún đầy đủ, chỉ nên mua chó từ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm 2 mũi vac-xin và lưu ý nên hạn chế cho Cún tiếp xúc với chó lạ, đặc biệt chó ở công viên hay chó ngoài đường, ở các trại cứu hộ.

– Chó Alaska bị sốc nhiệt: Đây là bệnh rất phổ biến ở chó Alaska, đặc biệt vào mùa nóng. Sốc nhiệt làm chó Alaska kiệt sức rất nhanh và tử vong nếu không được xử lý hạ nhiệt kịp thời. Do đó, hãy lưu ý giữ cho chó Alaska có môi trường sống mát mẻ và luôn có nước sạch để uống.

Chó bị sốc nhiệt có thể chỉ mất mạng sau 15 phútChó Alaska rất dễ bị sốc nhiệt 

– Bệnh béo phì: Đây là bệnh lý khá phổ biến ở chó Alaska nhưng thường dễ bị người nuôi bỏ qua. Béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Cún và trực tiếp làm giảm tuổi thọ của Cún. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, không chó chó Alaska ăn quá nhiều và kích thích chó vận động mỗi ngày để tránh béo phì.

– Các vấn đề trên da: chính vì bộ lông dài, dày, xù chó Alaska dễ bị viêm da, bị ký sinh trùng, xà mâu… Để phòng bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể cho Cún sạch sẽ, và thường xuyên vệ sinh môi trường sống của Cún.


Các câu hỏi thường gặp về chăm sóc chó Alaskan Malamute

Giống chó Alaska không được khuyến khích nuôi ở chung cư, vì Alaska sẽ không phù hợp với không gian sống chật hẹp, chúng sẽ trở nên cục xúc, khó gần.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nuôi chó Alaska ở căn hộ hay chung cư với điều kiện đủ không gian cho Cún sinh hoạt thoải mái và mỗi ngày ít nhất 1 giờ đưa Cún ra ngoài vận động, chạy nhảy để giải phóng năng lượng.

Thức ăn cho chó Alaska giai đoạn này là: các loại thịt bò, heo, gà hoặc cá băm/xé nhỏ cùng với cơm mềm hoặc cháo. Nên bổ sung thêm cho Cún các ra loại rau, củ xay nhuyễn, dễ ăn như bí đỏ, cà rốt, bông cải… để cung cấp vitamin, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Mỗi ngày nên cho Cún ăn 300-400gr thức ăn và chia đều 3-4 bữa/ngày.

Lưu ý, thức ăn cho chó Alaska phải đảm bảo vệ sinh, mềm nhuyễn dễ tiêu hóa, không cho ăn thức ăn cũ, thức ăn tươi sống có mùi tanh vì đường ruột của Alaska con rất yếu và nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy.

Chó Alaska khá nghịch ngợm, đặt biệt nhà có sân vườn thì Cún rất nhanh bị bẩn. Bạn cần tắm cho chó Alaska 2-3 lần/tháng hoặc nhiều hơn nếu Cún quá bẩn.

Lưu ý sử dụng sữa tắm cho chó để tắm và sấy thật khô lông sau khi tắm xong. Nước còn dưới da, lông của Cún sẽ làm cho Cún có mùi hôi và dễ bị nấm da, viêm da.

4.9/5 - (61 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777