Các tips nuôi chó khoẻ mạnh, tránh chó bị sốc nhiệt vào mùa hè

Mùa hè nắng nóng cực điểm, chó rất dễ bị sốc nhiệt. Cần làm gì để đề phòng chó bị sốc nhiệt, say nắng? Các Tips giúp bạn nuôi chó khoẻ mạnh vào mùa hè.

Việt Nam nóng ẩm quanh năm, vào mùa hè lại càng kinh khủng, có nơi lên đến gần 40 °C ngoài trời. Chó có thân nhiệt nóng hơn con người vì chúng không có tuyến mồ hôi, không thể tự hạ nhiệt cơ thể, để tản nhiệt chó thở hổn hển lè lưỡi và thoát nhiệt qua lớp đệm chân. Mùa nóng, bên cạnh chó bị sốc nhiệt, chúng có thể gặp các vấn đề sức khoẻ khác như bị bỏng chân, chó bỏ ăn, mệt mỏi, hay chó bị ve, rận, ký sinh trùng ngoài da…


Mùa hè chó dễ bị sốc nhiệt và các vấn đề khác

1. Chó thường bị bệnh gì vào mùa nắng?

  • Chó bị sốc nhiệt, say nắng

Vào mùa hè nắng nóng, vấn đề sức khoẻ phổ biến và nguy hiểm nhất là chó bị sốc nhiệt. Chó bị sốc nhiệt khi thân nhiệt của chó tăng cao thường trên 40.5°C kèm với các triệu chứng khác như chó thở gấp, chó thở gấp lè lưỡi, lưỡi đỏ, nứu răng tím tái, hoặc nặng hơn là chó sùi bọt mép thở gấp, chó bị chảy máu mũi.

Chó bị sốc nhiệt cực kỳ nguy hiểm, các triệu chứng xảy ra rất nhanh, ảnh hưởng đến các hệ cơ quan quan trọng nếu không được can thiệp hạ nhiệt kịp thời. Theo thống kê, các chú chó bị sốc nhiệt thì khả năng tử vong lên đến 50%.

>>>Xem thêm: Chi tiết về triệu chứng chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu

Chó bị sốc nhiệt khá phố biến vào mùa hè

Ngoài chó bị sốc nhiệt thì các vấn đề xảy ra khá phố biến ở Cún vào mùa hè trời nắng nóng như:

  • Chó bị bỏng, cháy nắng

Ánh nắng mặt trời vào giữ trưa đến chiều cực kỳ độc, chúng có thể gây bỏng, cháy da của Cún, đặc biệt đối với các giống chó lông ngắn, sát da như chó Chihuahua, chó Pug, chó Bull Pháp, Bull Anh. Các bộ phận ít lông che phủ như mũi, miệng, mắt, những vùng da này rất mỏng và dễ bị tổn thương. Ngoài ra đệm chân của chó rất nhạy cảm. Bạn thường không cảm nhận được cái nóng của mặt đường xi măng hoặc nhựa vì chúng ta có mang giày, dép, nhưng chó thì không, đệm chân của chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng nóng, rất dễ bị bỏng.

  • Chó bỏ ăn, mệt mỏi, lười vận động

Khi trời nắng nóng, cơ thể Cún trở nên mệt mỏi và có thể bỏ ăn. Chó bỏ ăn vào mùa hè nắng nóng xuất hiện hầu hết ở tất cả các chú chó. Ngoài ra, trời nóng cũng làm chó lười vận động hơn bình thường.

Trời nắng nóng làm chó rất mệt mỏi, chó bỏ ăn

  • Chó bị muỗi chích, ve, rận…

Các loại bo ve, muỗi, hay ký sinh trùng ve, rận có thể phát triển rất nhanh vào mùa hè, làm tăng nguy cơ nhiễm với các chú Cún. Đặc biệt, bọ chét có thể mang mầm bệnh giun tim, nguy hiểm đối với chú con và chó có hệ miễn dịch kém.

2. Các mẹo để chó khoẻ mạnh trong suốt mùa nắng nóng

Các mẹo bên dưới có thể giúp chú chó của bạn tránh bị sốc nhiệt và các vấn đề sức khoẻ khác, cũng như khoẻ mạnh trong suốt mùa hè nắng nóng.

  • Chế độ dinh dưỡng

Cho chó ăn thức ăn loãng hơn, nhiều chất xơ như khoai lang, cà rốt, bí đỏ hơn … những bữa chó bỏ ăn có thể cho chúng uống nước thịt hoặc nước hầm xương để không bị đói. Ngoài ra, nên thay đổi thời gian cho chó ăn khi vào trời nắng nóng, nên cho ăn vào sáng sớm và tối khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn chó cũng sẽ thoải mái hơn.

Luôn có sẵn nước sạch để Cún uống bất cứ lúc nào. Có thể sử dụng thêm các loại nước mát cho Cún uống, vừa giải nhiệt lại rất tốt cho gan và thận. Lưu ý Cún có thể uống nước mát của người nhưng tuyệt đối không bỏ đường hay muối.

Luôn có nước sạch cho Cún uống

  • Lưu ý khi dẫn chó đi dạo

Khi chó đi ra ngoài, tránh xa các bề mặt nóng như nhựa đường, sàn xi-măng. Nếu phải ra ngoài vào giữa trưa nắng, bảo vệ Cún bằng cách che chắn, đội mũ nón cho chó, thoa kem chống nắng dành cho trẻ em, đặc biệt đối với các giống chó mũi ngắn, da mỏng như Pug, Bulldog.

Luôn giữ chó ở khu vực mát mẻ, nhiều bóng râm hoặc ở trong nhà có quạt, máy lạnh. Cực kỳ cần thiết khi bạn nuôi giống chó lông dày, xứ lạnh như Samoyed, Alaska, Becgie Đức.

Hạn chế tối đa việc đưa Cún đi chơi từ giữ trưa đến 4h chiều.

Các Sen cũng lưu ý là không chó Cún ở hầm xe hay bên trong xe ô tô vì ở đó rất nóng và ngạt khí.

  • Tắm cho chó thường xuyên

Làm mát cho Cún vào mùa hè nắng nóng bằng cách tắm cho chó 1 lần/tuần. Hàng ngày cần dùng khăn ướt, mát để lau bụng, đầu, mặt mũi, đệm chân cho Cún.

Tắm rửa, vệ sinh để Cún mát mẻ, thoải mái hơn

  • Cạo lông bụng, cạo lông đệm bàn chân cho chó

Có một tip hay có thể các Sen chưa biết: chó thoát nhiệt qua vùng bụng, vùng đệm chân chứ không thoát nhiệt qua da. Nên cách để giúp các bé chó tránh bị sốc nhiệt là hãy cạo lông bụng, cạo lông vùng đệm bàn chân cho chó thường xuyên.

Cạo lông bụng – cạo lông đệm bàn chân cho chó để thoát nhiệt tốt thay vì cạo lông của bé

Xem thêm cách cạo lông đệm bàn chân cho chó đúng cách, an toàn tại nhà

Tuyệt đối, không vì trời quá nóng mà cạo lông của các bé. Vì cạo lông chó sẽ làm mát đi lớp bảo vệ tự nhiên, vừa không giúp chúng tỏa nhiệt, còn làm chúng bị cháy nắng nhanh hơn, dẫn đến các vấn đề viêm da nghiêm trọng.

Các Sen cũng nên cho các bé cún đi Spa thường xuyên (tầm 2 tuần/lần) để được chăm sóc lông một cách tốt nhất.

>>>Xem thêm về dịch vụ Spa thú cưng chất lượng VuiPet tại đây.

  • Phòng ngừa ký sinh trùng – giữ môi trường sống của cún luôn thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ

Giữ cho môi trường ngủ của chú chó được sạch sẽ, thoáng mát, không có muỗi, bọ chét. Ngoài ra, bạn nên cho chó uống Nexgard hay Bravecto định kì để phòng ngừa ve rận hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy luôn luôn theo dõi chú chó của bạn, để kịp thời phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của chó bị sốc nhiệt hay kiệt sức và kịp thời sơ cứu.

Đoạn kết

Khi thời tiết thay đổi, nóng lên bất thường và kéo dài nhiều ngày, sẽ rất dễ gây nên sự sốc nhiệt cho chó. Ngoài việc bị sốc nhiệt, cún cưng sẽ bị thêm một số vấn đề khác về sức khỏe như bị ve rận, mệt mỏi, lười vận động,…Nên vào mùa nắng nóng, chúng ta phải lưu ý và chăm sóc các bé cún kỹ lưỡng hơn.

Các Sen có thể lưu lại các tips hay ở trên áp dụng chăm sóc cho các bé cún vào mùa nóng bức, để đảm bảo các bé luôn khỏe mạnh. Một số tips là: kiểm soát chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tắm thường xuyên, cạo lông bụng – cạo lông đệm bàn chân cho chó để chó thoát nhiệt tốt hơn, phòng ngừa ký sinh trùng – giữ môi trường sống cho cún cưng sạch sẽ.

3. Các câu hỏi phổ biến

Chó bị sốc nhiệt khi thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, do đó để đề phòng chó bị sốc nhiệt cần:
– Luôn giữ chó ở khu vực mát mẻ, nhiều bóng râm hoặc ở trong nhà có quạt, máy lạnh. Cực kỳ cần thiết khi bạn nuôi giống chó lông dày, xứ lạnh như Samoyed, Alaska, Becgie Đức.
– Không chó Cún ở hầm xe hay bên trong xe ô tô vì ở đó rất nóng và ngạt khí.
– Hạn chế tối đa việc đưa Cún đi chơi từ giữa trưa đến 4h chiều.
– Luôn có sẵn nước sạch để Cún uống bất cứ lúc nào.

Khi trời nắng nóng, cơ thể Cún trở nên mệt mỏi và có thể bỏ ăn. Chó bỏ ăn vào mùa hè nắng nóng xuất hiện hầu hết ở tất cả các chú chó.
Cho chó ăn thức ăn loãng hơn, nhiều chất xơ như khoai lang, cà rốt, bí đỏ hơn … những bữa chó bỏ ăn có thể cho chúng uống nước thịt hoặc nước hầm xương để không bị đói. Ngoài ra, nên thay đổi thời gian cho chó ăn khi vào trời nắng nóng, nên cho ăn vào sáng sớm và tối khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn chó cũng sẽ thoải mái hơn.

– Làm mát cho Cún vào mùa hè nắng nóng bằng cách tắm cho chó 1 lần/tuần. Hàng ngày cần dùng khăn ướt, mát để lau bụng, đầu, mặt mũi, đệm chân cho Cún. Đệm chân là nơi giúp Cún tản nhiệt, làm mát đệm chân sẽ giúp Cún thoải mái hơn.
– Cắt tỉa lông cho chó, chỉ cắt tỉa các vùng lông dài dưới bùng, ở đệm chân, quanh tai, mắt để Cún thoải mái hơn, tuyệt đối không vì trời nóng mà cạo sạch lông chó. Nó không chỉ không làm chó tản nhiệt tốt hơn mà ngược lại làm cho dễ bị bỏng, cháy nắng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “Các tips nuôi chó khoẻ mạnh, tránh chó bị sốc nhiệt vào mùa hè

    • VuiPet says:

      VuiPet chào bạn,
      Để chắc chắn bạn nên xác nhận lại với đơn vị vận chuyển về các điều kiện khi ký gửi thú cưng nhé, vận chuyển thú cưng rất phố biến hiện nay nên hầu hết các dịch vụ có hợp đồng rất rõ ràng và an toàn khi vận chuyển các bé.
      Các lưu ý cho bạn là:
      – Sử dụng lồng vận chuyển chắc chắn, có nhiều không gian thoáng và đủ cho kích thước của bé (có thể ngồi, nằm thoải mái).
      – Luôn có đủ nước cho bé (sử dụng dụng cụ chứa và chảy nước tự động).
      – Có sẵn thức ăn cho bé để không bị đói và mất sức.
      – Vuốt ve, nói chuyện với Cún trước khi cho vào lồng để bé không quá căng thẳng, hoảng sợ – đặc biệt với những bé lần đầu.
      – Lưu ý không nên lót các giấy ẩm, khăn giấy ướt vào trong lồng nhé vì không hề có tác dụng gì mà có thể làm chật hẹp, bí bách cho Cún hơn.
      Chúc bé của bạn luôn khoẻ mạnh nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777