Có nên nuôi chó Alaska không? Nuôi chó Alaska có khó không? Bên dưới là các đặc điểm cần biết của chó Alaska mà bạn phải biết khi muốn nuôi chó Alaska.
Nội dung bài viết:
1. Nguồn gốc đặc biệt của chó Alaska
2. Các điều cần biết khi nuôi chó Alaska
2.1. Chó Alaska cần môi trường sống rộng rãi
2.2. Chi phí nuôi chó Alaska khá cao
2.3. Chó Alaska rụng lông rất nhiều
2.4. Chó Alaska thường dễ bị sốc nhiệt
2.5. Chó Alaska quấn người, không phù hợp ở một mình
2.6. Chó Alaska cần được vận động rất nhiều
Chó Alaska hay Alaskan Malamute là giống chó kéo xe lâu đời nhất. Sở hữu thân hình to lớn, “hù doạ” nhưng cực kỳ đáng yêu, và rất thân thiện.
Nếu bạn có ý định nuôi chó Alaska, những thông tin dưới đây thật sự hữu ích với bạn.
1. Nguồn gốc đặc biệt của chó Alaska
Alaska Malamute là chó làm việc ở cực Bắc
Xuất thân của chó Alaska Malamute là những chú chó làm việc, kéo xe trượt tuyết cùng với các gia đình người du mục Eskimos ở cực Bắc. Những chú chó Alaska khi đó vừa là người làm việc vừa là người bạn, đồng hành thân thiết trong gia đình người Eskimo.
Các đặc điểm bộ lông dày, dài và thể trạng to lớn, khoẻ mạnh giúp chó Alaska thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt ở cực Bắc. Ngoài ra, giống chó xù to đáng yêu này cực kỳ hiền lành, yêu thương và trung thành với mọi tất cả mọi người.
> Xem thêm: Chi tiết đặc điểm của chó Alaska
2. Các điều cần biết trước khi nuôi chó Alaska
2.1. Chó Alaska cần môi trường sống rộng rãi
Chó Alaska cần không gian rộng, mát mẻ
Chó Alaska là một trong những giống chó cảnh có kích thước to lớn nhất. Một chú chó Alaska trưởng thành cao từ 56–60 cm và nặng từ 32–43kg (tuỳ thuộc vào giới tính). Do đó, để có không gian ăn, ngủ, sinh hoạt và vận động thật sự thoải mái cho chó Alaska, thì phải có không gian đủ rộng.
Ngoài ra, với bộ lông dài, cực kỳ dày, chó Alaska thường xuyên bị nóng, môi trường lý tưởng nhất cho chúng là luôn luôn có quạt mát, tốt nhất là có máy lạnh.
2.2. Chi phí nuôi chó Alaska khá cao
Giá chó Alaska thuần chủng khá cao
Giá chó Alaska thuần chủng hiện này ở Việt Nam từ 15 triệu/bé tuỳ thuộc vào nguồn gốc và một số đặc điểm ngoại hình mà giá sẽ thay đổi.
Ngoài chi phí để mua chó Alaska khá cao thì bạn phải cân nhắc đến chi phí để nuông nấng, chăm sóc chó Alaska. Chó Alaska ăn rất nhiều, ăn khoẻ, và thức ăn cho chó Alaska cần nhiều thịt để có thể phát triển hoàn chỉnh cơ thể của một chú chó làm việc.
Các chi phí khác khi nuôi chó Alaska là chi phí grooming, mua phụ kiện chăm sóc chó Alaska, chi phí khám chữa bệnh… bạn cần phải tính toán trước khi quyết định nuôi chó Alaska.
>> Xem thêm: Nên cho chó Alaska ăn gì?
2.3. Chó Alaska rụng lông rất nhiều
Bộ lông dày của chó Alaska rụng rất nhiều
Chó Alaska có bộ lông kép 2 lớp cực dày, gồm lớp lông ngoài dài, thô và lớp lông tơ nằm sâu bên trong, ngắn mềm. Chó Alaska rụng lông quanh năm và đặc biệt sẽ thay toàn bộ lớp lông 2 lần/năm vào mùa xuân và mùa thu. Chính vì dài và nhiều nên lông chó Alaska không rụng từng sợi như các giống chó khác mà rụng thành từng đám lông lớn bay ở mọi ngóc ngách trong nhà.
Do đó, bạn cần phải chải lông hàng ngày cho chó Alaska để hạn chế lông rụng và nên có máy hút bụi để hút sạch lông rụng khắp nhà.
2.4. Chó Alaska thường dễ bị sốc nhiệt
Chó Alaska dễ bị sốc nhiệt vào mùa nóng
Xuất thân ở Bắc cực khắc nghiệt, đặc điểm bộ lông dày, 2 lớp của chó Alaska giúp chúng thích nghi với khí hậu ở đó. Nhưng đối với khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Việt Nam thì thật sự nguy hiểm với chó Alaska.
Chó Alaska cực kỳ nhạy cảm với nhiệt, nhiệt độ cao trên 28°C đã rất vất vả đối với chó Alaska. Đặc biệt vào mùa hè nắng nóng, tỉ lệ chó Alaska bị sốc nhiệt rất cao.
Hãy đảm bảo rằng bạn có không gian mát mẻ cho chó Alaska, luôn có nước sạch và sử dụng máy lạnh cho chó Alaska khi vào mùa hè.
2.5. Chó Alaska rất quấn người, không thích ở một mình
Chó Alaska cực kỳ thân thiện với mọi người
Chó Alaska là giống chó có tính bầy đàn cực kỳ cao. Khi được nuôi như người bạn trong gia đình thì chó Alaska trở nên trở nên cực kỳ gần gũi, thân thiện và yêu quý con người. Chúng luôn muốn được chủ quan tâm, chăm sóc, yêu thương và trở thành một phần trong gia đình.
Chó Alaska không phù hợp ở nhà một mình trong thời gian dài (trên 8 tiếng/ngày). Do đó, chó Alaska không phù hợp với chủ quá bận rộn hoặc gia đình ít người.
Ngoài ra, bạn không nên để chó Alaska cùng với trẻ em một mình. Chó Alaska năng động có thể “vui tính” làm xô ngã một đứa trẻ mà chẳng có ý gì.
2.6. Chó Alaska cần được vận động rất nhiều
Chó Alaska có nhu cầu vận động cao
Chó Alaska rất khỏe mạnh, chúng có thể tải được trọng lượng lên đến 1.500kg hay hoạt động nhiều giờ trong ngày như: đi bộ đường dài, kéo xe đạp, xe trượt tuyết, kéo hàng hóa.
Vì là giống chó ưa vận động và thích các hoạt động ngoài trời, chó Alaska sẽ không phù hợp với những gia đình có không gian sống chật hẹp trong một căn hộ. Chúng luôn cần không gian rộng để chơi đùa và chạy nhảy. Nếu ở nơi chật hẹp hoặc một mình quá lâu, chó Alaska có thể bực bội, gây náo loạn, sủa tru tréo thậm chí là phá phách đồ đạc trong nhà.
2.7. Chó Alaska hay tru hú và thích đào bới
Chó Alaska có thói quen cắn phá hay đào bới
Với tính cách năng động, nếu không được hoạt động, năng lượng của chó Alaska sẽ bị dồn nén gây ức chế. Chúng có xu hướng đào bới hoặc cắn phá để giải tỏa. Alaska Malamute có thể tạo ra những mớ hỗn độn ngổn ngang trong khu vườn của bạn. Đôi khi bạn sẽ thấy một lỗ thủng trên tường, hay vết rách ở ghế sofa hoặc đồ đạc bị vỡ là chuyện thường nhật.
Có nên nuôi chó Alaska không?
Với các tính cách đặc trưng kể trên, chó Alaska không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Chú chó này có thể rất khó nuôi nếu bạn không chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Đã có rất nhiều người muốn nuôi chúng do chó Alaska sở hữu ngoại hình đẹp nhưng nhanh chóng bỏ rơi chúng khi nhận thấy nhiều vấn đề xảy ra.
Do đó, nếu bạn là người yêu động vật, có thời gian chăm sóc, quan tâm và sẵn sàng bao dung với những đặc tính riêng của chó Alaska (tăng động, thích cắn phá, đào bới, …) thì Alaska sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bù lại, bạn sẽ có một người bạn đồng hành đáng yêu, thân thiện và trung thành tuyệt đối đấy nhé.
3. Các câu hỏi phổ biến về nuôi chó Alaska
Chó Alaska thân thiện, hiền lành với tất cả mọi người dù là trẻ con. Tuy nhiên, với ngoại hình to lớn của mình, chó Alaska có thể làm đau, hay xô ngã trẻ con, mặc dù chúng không có ý gì. Do đó, nhà có trẻ con hoàn toàn có thể nuôi chó Alaska nhưng nên để mắt thường xuyên khi chúng chơi với trẻ con, tuyệt đối không để một mình trẻ con cùng với chó Alaska.
Chó Alaska rất hiền lành, ngoan ngoãn và cực kỳ thích làm hài lòng chủ. Tuy nhiên, bản chất chúng là giống chó làm việc, chỉ tuân theo lệnh của chó đầu đàn, nên việc dạy dỗ chó Alaska dễ dàng hơn rất nhiều nếu ngay từ khi mới về nhà bạn cho chúng biết được bạn là đầu đàn, có thể quyết định được lúc nào cho chó ăn, cho chó đi chơi, hay cho phép chúng được làm hay không được làm cái gì.
Chó Alaska không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Chúng cần có điều kiện sống và nhu cầu được chăm sóc phù hợp. Do đó, nếu bạn là người yêu động vật, có thời gian chăm sóc, quan tâm và sẵn sàng bao dung với những đặc tính riêng của chó Alaska (tăng động, thích cắn phá, đào bới, …) thì Alaska sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
tại sao chỉ có husky gọi là chó ngáo và alaska thì không