Ngoài bệnh Care chó, bệnh Parvo ở chó thì có CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ nào? Tìm hiểu 6 BỆNH Ở CHÓ phổ biến và các dấu hiệu nhận biết bệnh.
Nội dung bài viết:
1. Bệnh về da – chó bị viêm da, chó bị nấm
2. Bệnh đường ruột – chó ói, chó bị tiêu chảy
Bên cạnh bệnh Parvo hay bệnh Care ở chó thì còn có rất nhiều nguyên nhân khiến chú chó của bạn không khỏe mặc dù được chăm sóc tốt đến mức nào.
Do đó, việc nhận diện được các bệnh thường gặp ở chó và có cách phòng trị bệnh ở chó là cực kỳ quan trọng.
Bên dưới là các bệnh thường gặp ở chó mà bất kỳ chú chó nào cũng sẽ có thể gặp trong đời mà bạn cần biết để chủ động hơn khi nuôi dưỡng, chăm sóc thú cưng của mình.
Cần biết các bệnh thường gặp ở chó
1. Bệnh về da ở chó – chó bị viêm da, chó bị nấm
Gần như tất cả các chú chó đều gặp vấn đề về da ít nhất một lần trong đời. Bệnh về da ở chó có nhiều cấp độ, nhẹ nhất là chó bị ngứa, chó gãi liên tục; nặng hơn là các vấn đề viêm da ở chó như chó bị nấm da, chó bị viêm da mủ kèm với các triệu chứng như mẩn đỏ, u nhọt trên da và chó bị rụng lông …
Có nhiều lý do khiến chó gặp phải những vấn đề về da, bao gồm ký sinh trùng như bọ chét (bọ nhảy ở chó), ve chó, nấm da ở chó hay dị ứng do thức ăn, môi trường, tâm lý căng thẳng và nhiều nguyên nhân khác.
Chó bị ngứa có thể là dị ứng từ môi trường sống
Việc đầu tiên khi nhận thấy chó có các biểu hiện bất thường trên da là tìm hiểu nguyên nhân chó bị ngứa, chó gãi nhiều, chó bị viêm da, hay chó bị rụng lông đến từ đâu để có cách chữa trị phù hợp.
Có thể chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn, loại trừ các yếu tố gây dị ứng, sử dụng thuốc trị ghẻ ngứa bôi ngoài da cho chó, nhưng nặng hơn cần phải có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ thú y.
2. Bệnh đường ruột – chó ói, chó bị tiêu chảy
Chó bị các bệnh đường ruột hay chó bị viêm đường ruột thường được biểu hiện qua hai triệu chứng cơ bản nhất là chó bị nôn ói và chó bị tiêu chảy.
Triệu chứng chó bị nôn ói và chó bị tiêu chảy có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng lẻ để thông báo cho sự bất thường ở đường ruột của chó.
Chó bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân. Bạn cần quan sát và tìm ra nguyên nhân làm chó bị nôn trước khi đưa thú cưng đến bác sĩ thú y. Nôn mửa có thể đơn giản là do ăn quá nhanh, quá nhiều, chế độ ăn không hợp lý hoặc nặng hơn là dấu hiệu của nhiễm độc, tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Chó bị ói là triệu chứng phổ biến ở chó con
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy gần như tương tự với nguyên nhân khiến chó nôn mửa. Tuy nhiên, vì tiêu chảy thường làm Cún mất nước, dẫn đến kiệt sức nhanh hơn nên bạn cần lưu ý các triệu chứng và đưa đến thú y sớm nếu chó bị tiêu chảy kéo dài.
3. Ký sinh trùng trên da, ký sinh trùng máu ở chó
Ký sinh trùng ở khắp mọi nơi trong thế giới của Cún. Chúng có thể là ký sinh trùng bên ngoài, như bọ chét và ve, hoặc ký sinh bên trong như giun tim và giun đường ruột hay ký sinh trùng máu ở chó.
Với những loại ký sinh trùng ngoài da và giun sán có thể ngăn chặn bằng các biện pháp đề phòng như uống thuốc sổ giun, ký sinh trùng, thuốc nhỏ gáy trị ve chó… Nhưng đối với ký sinh trùng máu ở chó thì bạn cần khám định kỳ để bác sĩ thú y làm các xét nghiệm và đánh giá các chỉ số cơ thể của Cún có khỏe mạnh hay không.
Thực hiện xét nghiệm định kỳ
4. Chó bị viêm tai
Chó bị viêm tai có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của Cún dù là chó con, chó trưởng thành hay chó về già. Dấu hiệu nhận biết chó bị viêm tai là chúng thường lắc đầu, gãi nhiều, khi bệnh nặng sẽ có các mảnh vụn bong tróc, dịch chảy ra có mùi hôi.
Bệnh viêm tai ở chó gây ngứa ngáy khó chịu thâm chí đau đớn cho Cún, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về thính giác của Cún.
Do đó nếu Cún có dấu hiệu bị viêm tai, các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày thì nên đưa đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán và điều trị sớm.
Chó bị viêm tai rất ngứa ngáy, khó chịu
5. Chó béo phì
Béo phì là bệnh lý tuy nhiên có nhiều chủ nuôi lại chủ quan với chó béo phì vì quan điểm chó béo phì thì mới đáng yêu. Tuy nhiên, chó béo phì không chỉ làm cho Cún ở tình trạng ục ịch, nặng nề mà còn là nguyên nhân của các bệnh lý về tim mạch ở Cún.
Chó béo phì không khó để ngăn ngừa và điều trị, chỉ cần chế độ ăn hợp lý, và cho Cún vận động nhiều hơn. Nếu Cún đang trong tình trạng béo phì thì bạn nên giảm khẩu phần ăn còn 75% so với hướng dẫn cho ăn trên bao bì thức ăn hoặc khối lượng thức ăn nấu hàng ngày.
Duy trì cân nặng cho Cún ở mức độ ổn định sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của Cún.
Chó béo phì tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe
6. Bệnh về răng, chó bị hôi miệng
Bệnh răng miệng, đặc biệt là bệnh nha chu, bệnh về nướu và mảng bám trên răng là vấn đề sức khỏe phổ biến của chó nhưng thường bị bỏ qua.
Trong thời gian ngắn, các vấn đề về răng không biểu hiện quá nguy hiểm, nhưng về lâu dài khi các mảng bám trên răng của Cún nhiều dần dẫn đến sâu răng, hỏng răng ảnh hưởng đến sức khỏe của Cún.
Ngoài ra, chó bị hôi miệng là vấn đề bạn thường thấy nguyên nhân chính là các mảng bám thức ăn không được làm sạch trong thời gian dài. Do đó, cách để Cún có sức khỏe răng miệng tốt, thơm tho chính là vệ sinh thường xuyên.
Hiện nay để chăm sóc răng cho Cún cưng có nhiều sản phẩm vệ sinh gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng cho chó hay đơn giản là các dụng cụ để cao vôi răng cho chó.
Nếu việc vệ sinh răng miệng cho chó làm bạn khó khăn có thể đem Cún đến spa thú cưng, các chuyên viên chăm sóc sẽ giúp Cún vệ sinh sạch sẽ.
7. Các câu hỏi phổ biến về các bệnh thường gặp ở chó
Chó có các biểu hiện bất thường trên da hay các triệu chó bị ngứa, chó gãi nhiều, thì nguyên nhân có thể đến từ ký sinh trùng như bọ chét (bọ nhảy ở chó), ve chó, nấm da ở chó hay dị ứng do thức ăn, môi trường, tâm lý căng thẳng và nhiều nguyên nhân khác.
Xác định nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp, Có thể chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn, loại trừ các yếu tố gây dị ứng, sử dụng thuốc trị ghẻ ngứa bôi ngoài da cho chó, nhưng nặng hơn cần phải có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ thú y.
Chó bị ói chính là biểu hiện của sự bất thường ở tiêu hóa, nguyên nhân có thể là do Cún ăn quá nhanh, nhiều, thức ăn ôi thiu, ngộ độc, hay nguy hiểm hơn là dấu hiệu của bệnh Parvo hay bệnh Care.
Chó bị ói có thể ngưng cho ăn trong 12-24 giờ để theo dõi, nếu chó bình thường trở lại thì hãy bổ sung thêm chất xơ để ổn định tiêu hóa; nhưng nếu chó bị ói cùng với tiêu chảy, sốt cao, mất nước kiệt sức và kéo dài hơn 2 ngày thì cần nhanh chóng mang đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán.
Chó bị hôi miệng là vấn đề bạn thường thấy nguyên nhân chính là các mảng bám thức ăn không được làm sạch trong thời gian dài.
Do đó, cách để Cún có sức khỏe răng miệng tốt, thơm tho chính là vệ sinh thường xuyên. Hiện nay để chăm sóc răng cho Cún cưng có nhiều sản phẩm vệ sinh gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng cho chó hay đơn giản là các dụng cụ để cao vôi răng cho chó. Nếu việc vệ sinh răng miệng cho chó làm bạn khó khăn có thể đem Cún đến spa thú cưng, các chuyên viên chăm sóc sẽ giúp Cún vệ sinh sạch sẽ.