Mèo bị nôn có thể không đáng lo nhưng cũng có khả năng mèo mắc bệnh nguy hiểm. Nên chủ nuôi cần nhận biết rõ các triệu chứng và nguyên nhân mèo bị nôn.
Nội dung bài viết:
2. Triệu chứng mèo bị nôn cần biết
3. Chăm sóc mèo bị nôn như thế nào?
Mèo bị nôn ói là vấn đề khá phổ biến và xuất hiện với các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Mèo bị nôn có thể chỉ là rối loạn tiêu hoá bình thường, không đáng lo nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, cần được thăm khám ngay.
Do đó, chủ nuôi cần nhận biết được các triệu chứng mèo nôn ói, các nguyên nhân làm mèo nôn ói và cách xử lý mèo bị nôn ói theo từng triệu chứng.
Tìm hiểu chi tiết ở bài viết bên dưới nhé.
Mèo bị nôn ói khá phổ biến
Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM
1. Tại sao mèo bị nôn?
Trong cuộc sống hàng ngày của mèo, có rất nhiều nguyên nhân làm mèo bị nôn ói. Phổ biến nhất là:
– Mèo bị nôn ói do rối loạn tiêu hoá, không dung nạp thực phẩm.
Đó là khi mèo ăn phải thức ăn hỏng, ôi thiu, hết hạn sử dụng hoặc thức ăn bẩn từ thùng rác. Mèo bị ngộ độc các chất hoá học, mỹ phẩm hoặc liếm phải thuốc trị ve, rận ở mức nguy hiểm nhẹ.
Thay đổi chế độ ăn quá nhanh, làm mèo không thích ứng kịp cũng là nguyên nhân phổ biến làm mèo nôn ói.
Ngoài ra, mèo ăn quá nhanh, thức ăn không tiêu hoá kịp dẫn đến hiện tượng trào ngược làm mèo nôn.
Mèo bị nôn ói do rối loạn tiêu hoá
– Mèo bị nôn ói do viêm ruột, nhiễm khuẩn đường ruột
Đây là cấp độ nặng hơn của rối loạn tiêu hoá hoặc do mèo bị giun sán lâu ngày tấn công đường ruột của mèo. Mèo bị nôn ói sẽ kèm với tiêu chảy và thường lặp đi lặp lại ở các bé mèo có hệ tiêu hoá nhạy cảm, và cần phải có chế độ ăn uống, điều trị riêng do bác sĩ thú y tư vấn.
Mèo bị nôn ói do giun sán tấn công
– Mèo bị nôn ói do mắc dị vật
Dị vật mắc ở cổ họng hoặc ở bụng làm cho mèo khó chịu, cố gắng đẩy dị vật ra bên ngoài và thường mèo sẽ ói. Nếu trong 1 giờ đồng hồ mèo không có khả năng tự đẩy dị vậy ra bên ngoài thì nhất định bạn phải can thiệp bằng cách hỗ trợ mèo hoặc mang đến thú y.
Búi lông ở mèo tuy không phải dị vật nhưng cũng là nguyên nhân phổ biến và thường gặp làm mèo nôn ói.
Mèo nôn ói để đẩy các búi lông ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu số lượng búi lông trong bụng mèo quá nhiều làm ảnh hưởng đến tiêu hoá của bé mèo thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y.
Mèo nôn ói do búi lông
– Mèo bị nôn ói do mắc các bệnh lý nguy hiểm
Khi mèo bị mắc bệnh lý nguy hiểm như suy thận, viêm gan, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh Care … thì mèo nôn ói sẽ là một trong những triệu chứng cơ bản ban đầu.
Không chỉ nôn ói, mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như tiêu chảy, bỏ ăn, lờ đờ, khó thở … Các trường hợp này mèo cần được đưa đến thú y sớm nhất có thể.
2. Triệu chứng mèo bị nôn cần biết
Mèo bị nôn ói có thể chỉ xuất hiện một lần hoặc kéo dài nhiều lần tuỳ thuộc theo các nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết khi mèo nôn ói sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
2.1. Mèo nôn ra thức ăn, búi lông
Mèo nôn ra thức ăn, búi lông
Cùng là nôn ra thức ăn nhưng đừng nhầm lẫn giữa mèo bị nôn ói và mèo nôn trớ.
Mèo nôn ói là mèo cố gắng đưa thức ăn ra ngoài do cơ thể bị khó chịu, còn nôn trớ tức là thức ăn tự trào ngược ra bên ngoài thường xuất hiện 30ph–1h sau khi mèo ăn xong.
Về cơ bản mèo nôn ra thức ăn không quá nguy hiểm vì nguyên nhân thường là từ khẩu phần ăn có vấn đề, mèo ăn phải thức ăn không nên ăn, mèo không dụng nạp được thức ăn mới do thay đổi quá nhanh hoặc đơn giản là do mèo ăn nhiều, ăn nhanh dẫn đến dạ dày không tiêu hóa kịp và làm mèo nôn ra thức ăn.
Mèo nôn ra búi lông cũng khá phố biến ở các chú mèo lông dài có thói quen liếm lông, lông rụng không được chải chuốt và cuốn và dạ dày của mèo.
Mèo nôn ra dịch vàng do mắc dị vật
Mèo nôn ra dịch vàng hay còn gọi là ói ra mật thường xuất hiện khi mèo bụng đói hoặc có dị vật lạ mèo đang cố gắng đẩy ra.
Nếu loại trừ nguyên nhân mèo bị kẹt dị vật trong họng và dạ dày thì mèo nôn ra dịch vàng thường sẽ hết nếu mèo được ăn ngay sau đó.
Tuy nhiên, nếu mèo nôn ra dịch vàng xảy ra liên tục và kéo dài thì có thể mèo đang mắc bệnh về gan hoặc tuyến tụy.
Búi lông làm mèo nôn ra bọt trắng
Mèo nôn ra bọt trắng dến từ các nguyên nhân do mèo bỏ bữa, axit gây kích ứng dạ dày làm mèo bị nôn.
Mèo bị búi lông, mèo có thể nôn ra búi lông kèm bọt trắng hoặc chỉ nôn ra bọt trắng mà không có búi lông.
Mèo bị viêm dạ dày: làm cho mèo khó chịu, bỏ bữa và nôn ra bọt trắng có thể có cả bọt vàng.
Các bệnh lý làm mèo nôn ra bọt trắng: viêm tụy thường kèm với tiêu chảy và rụng lông; mèo bị tiểu đường kèm với mèo bị hôi miệng, tăng cân, lông khô xơ hoặc mèo bị suy thận.
Mèo bị nôn và tiêu chảy rất nguy hiểm
Mèo bị nôn kèm với tiêu chảy kéo dài là vấn đề sức khỏe cần được xử lý điều trị sớm nhất vì mèo rất nhanh bị kiệt sức do cơ thể mất nước. Mèo bị nôn và tiêu chảy thường là do mèo bị rối loạn tiêu hóa nặng hoặc bị ngộ độc hóa chất.
Đặc biệt đối mèo con dưới 1 năm tuổi khi bị nôn ói kéo dài kèm với tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm là Care hoặc FIP.
Mèo con bị nôn ói kèm với tiêu chảy cần được thăm khám sớm
Các triệu chứng khác kèm theo khi mèo bị nôn ói mà chủ nuôi cần đặc biệt chú ý như: Mèo bỏ ăn, ủ rũ, lờ đờ, mất nước nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, đây là các dấu hiệu nguy hiểm bạn cần đưa mèo đến thú y sớm để kiểm tra.
3. Chăm sóc mèo bị nôn như thế nào?
Khi phát hiện mèo bị nôn ói, việc đầu tiên cần làm chính là kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.
– Kiểm tra thức ăn của mèo có vệ sinh, có hết hạn sử dụng, mèo có ăn phải vật gì lạ, liếm phải hóa chất, mỹ phẩm hay không? Kiểm tra phân của mèo, mèo có bị tiêu chảy hay phân của mèo có gì bất thường.
Nếu phát hiện được nguyên nhân mèo bị nôn ói do thức ăn có vấn đề hoặc mèo liếm phải các chất làm ngộ độc thì có thể hoàn toàn chăm sóc mèo tại nhà.
Kiểm tra nguyên nhân mèo bị nôn
– Tuy nhiên, nếu mèo nôn ói kéo dài và thức ăn không có vấn đề thì bạn nên đưa mèo đến thú y, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện cho mèo, và tiến hành một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Đối với những nguyên nhân mèo nuốt phải dị vật bác sĩ sẽ can thiệp để xử lý do do bệnh lý thì cần được điều trị theo chỉ định.
Ngoài ra nếu mèo bị nôn ói kèm với tiêu chảy nhiều thì cần phải được cấp nước qua truyền dịch hoặc tiêm thuốc kiểm soát nôn mửa để tránh cơ thể mèo bị kiệt sức do mất nước.
Mèo bị nôn cần được cấp nước
Chăm sóc mèo bị nôn ói hiệu quả tại nhà
– Khi mèo bị nôn ói cần ngưng cho mèo ăn trong 12 tiếng đồng hồ để ổn định và bạn cần theo dõi các biểu hiện của mèo trong thời gian đó. Tuy nhiên, nước sạch cần cho mèo uống liên tục để cơ thể không bị mất nước dẫn đến kiệt sức.
– Sau đó hãy thay đổi chế độ ăn cho mèo và cho mèo ăn lại: mèo sau khi bị nôn ói cần cho ăn loãng, đầy đủ protein và carbohydrate nhưng không có dầu mỡ, không quá tanh và bổ sung nhiều chất xơ. Lý tưởng nhất là bạn cho mèo ăn gà luộc không da kèm với bí đó hoặc cà rốt, rau xanh xay nhuyễn, nấu loãng.
Cho mèo ăn thức ăn mềm, nhiều xơ
Sau 3 ngày, nếu mèo đã ăn uống, khỏe mạnh lại bình thường có thể quay lại chế độ ăn cũ cho mèo.
Có thể bổ sung một số loại Vitamin hoặc Gel dinh dưỡng cho mèo trong lúc này nếu mèo ăn uống khó khăn và giúp mèo tăng sức đề kháng.
4. Các đề phòng mèo bị nôn, ói
Mèo bị nôn ói là hiện tượng xảy ra phổ biến. Mèo bị nôn ói có thể không đáng lo và nhanh chóng khỏi, nhưng nếu kéo dài và xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo đặc biệt làm tổn thương hệ tiêu hóa. Do đó, chủ nuôi cần biết cách đề phòng mèo bị nôn ói.
Luôn giữ vệ sinh cho mèo sạch sẽ
Để hạn chế tình trạng mèo bị nôn, cần lưu ý:
– Hạn chế tối đa mèo ra bên ngoài ăn bẩn, ăn phải các thực phẩm gây ngộ độc.
– Đảm bảo thức ăn của mèo và môi trường sống luôn vệ sinh, sạch sẽ. Thức ăn của mèo tuyệt đối không được hết hạn sử dụng và cần bảo quản đúng cách để không bị hư, hỏng. Thường xuyên vệ sinh bát ăn, bát nước và đồ chơi cho mèo.
– Xây dựng lịch ăn uống cố định cho bé mèo, đây là cách để bạn luôn kiểm soát được thói quen ăn uống của bé mèo, mèo có bỏ bữa, ăn ít hay không để kịp thời xử lý.
– Thường xuyên chải lông cho mèo để hạn chế búi lông và sổ giun sán đầy đủ giúp cho hệ tiêu hóa của mèo luôn khỏe mạnh.
Chải lông cho mèo để tránh búi lông
– Không thay đổi thức ăn của mèo quá nhanh và đột ngột, hãy trộn dần thức ăn cũ và thức ăn mới mèo sẽ dễ dàng dung nạp hơn.
– Bổ sung chất xơ từ rau, củ và các loại dầu tự nhiên để hỗ trợ tiêu hóa của mèo.
5. Các câu hỏi phổ biến
Mèo bị nôn kèm với tiêu chảy kéo dài là vấn đề sức khỏe cần được xử lý điều trị sớm nhất vì mèo rất nhanh bị kiệt sức do cơ thể mất nước.
Đặc biệt đối mèo con dưới 1 năm tuổi khi bị nôn ói kéo dài kèm với tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm là Care hoặc FIP.
Do đó, cần nhanh đưa mèo đến thú y để thăm khám.
Mèo nôn ra dịch vàng hoặc bọt trắng có thể đến từ các nguyên nhân:
– Mèo bụng đói, axit kích ứng dạ dày làm mèo bị nôn.
– Mèo bị kẹt dị vật trong họng hoặc bụng, mèo đang cố gắng đẩy ra. Búi lông cũng làm mèo nôn ra bọt vàng hoặc bọt trắng.
Do đó, nếu ngoại trừ nguyên nhân mắc dị vật hoặc búi lông thì bạn chỉ cần cho mèo ăn no và uống nước mèo sẽ hết nôn ói. Nhưng nếu là do dị vật thì cần đưa đến thú y để lấy ra và búi lông thì cần sử dụng các loại gel hoặc thuốc hỗ trợ tiêu búi lông.
Tuy nhiên, nếu mèo thường xuyên nôn ra bọt vàng hoặc trắng có thể mèo mắc các bệnh về gan và tuỵ cần được đưa đến thú y để thăm khám sớm.
Mèo sau khi bị nôn ói cần cho ăn loãng, đầy đủ protein và carbohydrate nhưng không có dầu mỡ, không quá tanh và bổ sung nhiều chất xơ. Lý tưởng nhất là bạn cho mèo ăn gà luộc không da kèm với bí đó hoặc cà rốt, rau xanh xay nhuyễn, nấu loãng.
Sau 3 ngày, nếu mèo đã ăn uống, khỏe mạnh lại bình thường có thể quay lại chế độ ăn cũ cho mèo.
Có thể bổ sung một số loại Vitamin hoặc Gel dinh dưỡng cho mèo trong lúc này nếu mèo ăn uống khó khăn và giúp mèo tăng sức đề kháng.