Bài viết tổng hợp chi tiết cách nuôi chó Husky cho người mới, cách chọn thức ăn cho chó Husky, những kinh nghiệm huấn luyện, chăm sóc cho chó ngáo Husky. Cùng VuiPet tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Đặc điểm nổi bật của chó ngáo Husky
Không gian và môi trường phù hợp với chó Husky
Chó Husky ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chó Husky
Yêu cầu vệ sinh, chăm sóc ngoại hình của chó Husky
Nhu cầu vận động và huấn luyện cho chó Husky
Các vấn đề sức khoẻ ở chó Husky
Các câu hỏi phổ biến về chăm sóc chó Husky
Đặc điểm nổi bật của chó ngáo Husky
Husky (Siberian Husky) là giống chó tuyết được lai tạo để phục vụ cho công việc kéo xe và hỗ trợ tộc người Siberia ở Nga các công việc hàng ngày. Đây là giống chó có kích thước trung bình nhưng có sức mạnh và sức chịu đựng khá cao. Chúng thích nghi tốt với môi trường lạnh, ngay cả khí hậu khắc nghiệt như ở Bắc Cực, khi nhiệt độ ở mức -40 độ.
Chó ngáo Husky có kích thước trung bình nhưng rất nhanh nhẹn và khoẻ mạnh
Chó Husky Sibir có ngoại hình đẹp với bộ lông dày, dài và mịn, nguôn mặt chúng sắc sảo, có nhiều nét giống loài Sói với đôi mắt khá tinh ranh và nhiều màu sắc độc lạ như xanh biển, xanh lá cây, xám, khói…
Husky thông minh, sống tình cảm và rất trung thành. Chúng không phù hợp để giữ nhà vì chúng luôn thân thiện với tất cả mọi người, hoà nhã với các thú cưng khác và nhẹ nhàng, chiều chuộng, biết cách chơi với trẻ em.
Chó Husky Sibir có ngoại hình đẹp và đôi mắt sắc sảo đặc trưng
Tuy nhiên, Husky có thói quen là rất hay hú thay cho việc sủa, và chúng cũng khá nghịch ngợm, thích đào bới, phá phách, cắn xé và thực hiện nhiều trò ngáo, thế nên chúng còn hay được gọi là chó ngáo Husky hay chó Husky ngáo.
Không gian và môi trường phù hợp với chó Husky
Husky là giống chó đến từ môi trường lạnh khắc nghiệt nên chúng sẽ không thích nghi tốt nếu ở môi trường quá nóng, thậm chí có thể gặp tình trạng sốc nhiệt và một số vấn đề sức khoẻ. Chính bởi vậy môi trường lạnh, mát mẻ là lý tưởng nhất cho Husky, và nên cho chúng ở trong phòng có điều hoà vào những ngày nhiệt độ cao.
Chó Husky cần được sống trong môi trường mát mẻ hoặc có máy lạnh
Husky rất năng động, chúng dành phần lớn thời gian để hoạt động và chạy nhảy, thế nên không gian sống cần đủ rộng để chó Husky có thể thoải mái vận động. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nuôi Husky ở chung cư, nếu có thời gian thường xuyên đưa chúng ra ngoài đi dạo, và huấn luyện tốt từ đầu để chúng quen với môi trường sống đó.
Một đặc điểm nữa của Siberian Husky chính là chúng có sở thích đào bới và đi lang thang. Chúng có thể nhảy hàng rào, phá chuồng lồng, chuồn qua khe cửa và tìm mọi cách để trốn thoát. Nếu nhà có sân vườn thì nên có rào cao và cổng luôn khóa, hãy luôn đặt chúng trong tầm mắt, tầm kiểm soát của bạn nếu không thì bạn có thể sẽ tập “thể dục” dài dài khi đi tìm kiếm “chó ngáo” của bạn đấy.
Chó Husky ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chó Husky
Khi nuôi Siberian Husky bạn cần có chế độ ăn phù hợp với độ tuổi, sở thích ăn, lượng thức ăn và thói quen ăn uống của chúng. Chó Husky không có nhu cầu ăn quá nhiều, nhưng thức ăn của chúng cần phải giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Để Husky có sức khỏe tốt và luôn khỏe mạnh thì khuyến khích bạn nên cho chúng ăn thức ăn tươi tự chế biến để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh.
Ngoài ra cũng có thể cho chúng ăn thức ăn đóng gói nhưng phải là loại cao cấp để đảm bảo các yếu tố trên.
Chó Husky không ăn nhiều nhưng thức ăn cần thật sự chất lượng
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày của Husky:
– Protein: giúp Husky phát triển cơ, xương và mô, thức ăn giàu protein giúp Husky lớn rất nhanh. Protein đến từ các loại thịt khác nhau như: bò, heo, gà và cá hoặc trứng. Tuy nhiên, nếu bạn cho chó ăn quá nhiều protein, lượng dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, và sẽ được đào thải qua nước tiểu.
Để kiểm tra xem bạn có cho chó ăn nhiều protein hay không, bạn nên xem xét nước tiểu của chúng. Những đốm vàng trên cỏ trong vườn của bạn từ nước tiểu của nó, đó là kết quả của quá nhiều protein trong khẩu phần ăn của chó. Một dấu hiệu dễ thấy nữa là tình trạng thừa mỡ. Protein rất tốt cho chó của bạn nhưng bạn nên giữ một chế độ ăn uống cân bằng.
– Carbohydrate: lượng Carbohydrate tốt cho chó Husky có trong tinh bột và chất xơ. Đậu Hà Lan, ngô, cà rốt, khoai tây, đậu, gạo, mì ống và ngũ cốc là thức ăn giàu tinh bột mà Husky có thể ăn.
– Chất béo: Chất béo tốt và cần thiết cho Husky giúp duy trì sức khỏe của da và lông, chức năng hệ thần kinh, vận chuyển vitamin, sản xuất hormone và năng lượng của Husky. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với số lượng calo nếu không muốn chó Husky bị thừa cân do dư thừa chất béo. Thức ăn giàu chất béo tốt cho chó Husky bao gồm dầu cá, dầu thực vật, mỡ gia cầm và mỡ động vật.
Chó Husky ăn gì? Các loại thức ăn phù hợp với chó Husky Sibir
Thời điểm cho ăn cũng là yếu tố quan trọng khi nuôi Husky: Cho Husky ăn ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi tập thể dục. Cho chó ăn quá gần với thói quen tập thể dục khiến chó bị xoắn dạ dày, tức là khi dạ dày của chó xoắn và phồng lên một cách nguy hiểm khi gặp khí.
Chó Husky con nên được cho ăn 3-4 bữa/ngày cho đến khi đạt 3 tháng tuổi. Chó đến 6 tháng tuổi, chỉ cần cố định cho chúng ăn 3 bữa/ngày. Sau đó, khi Husky bước vào giai đoạn trưởng thành, Husky chỉ cần ăn 2 lần/ngày.
Vì là giống chó làm việc thường xuyên vận động nên cơ thể Husky rất hiệu quả trong việc đốt cháy calo và sử dụng chất dinh dưỡng, do đó chúng quen với việc ăn ít hơn so với các giống chó khác. Husky sẽ chỉ ăn cho đến khi chúng no, không giống như các giống chó khác.
Lưu ý: các thực phẩm tuyệt đối không được cho Husky ăn như: trái bơ, thực phẩm, đồ uống có cồn, bánh kẹo ngọt, sô cô la, hành tỏi, trái cây như đào và nho, và các loại thịt sống.
Ngoài ra, bạn cần phải luôn luôn có đầy nước sạch cho Husky vì chúng hay hoạt động và cần uống rất nhiều nước.
Nước uống cho chó Husky cần luôn được đổ đầy
Yêu cầu vệ sinh, chăm sóc ngoại hình của chó Husky
Husky là giống chó có lối sống rất sạch sẽ, chúng thường tự chăm sóc bộ lông của mình nên thường bộ dạng của nó trông lúc nào cũng gọn gàng và không có mùi hôi. Tuy nhiên Husky là giống chó rụng lông, đặc biệt là vào mùa thay lông (2 lần trong năm) bạn nên chủ động chải lông thường xuyên cho chúng giúp giảm thiểu lông rụng khắp nơi trong nhà.
Việc chải lông thường xuyên cũng giúp cho bộ lông luôn gọn gàng bóng mượt. Bạn nên sử dụng loại bàn chải lông đặc dụng dành riêng cho chó Husky. Đặc biệt không nên cạo lông của Husky, hãy để chúng tự rụng vào các mùa thay lông như vậy sẽ tốt hơn.
Thường xuyên chải lông để giúp cho bộ lông của Husky luôn mềm mượt
Husky không cần tắm nhiều, chỉ tắm 1 – 2 lần trong tháng hoặc lúc nó quá bẩn hay bốc mùi vì chơi bẩn. Vì là số lần tắm không thường xuyên, nên mỗi lần tắm bạn có thể đưa chúng đến spa thú cưng để được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
Bạn nên cắt móng cho chúng 2 tuần 1 lần, công việc này cũng khá khó khăn vì đôi khi cún cưng của bạn sẽ không hợp tác. Do đó bạn nên tập cho chúng làm quen từ nhỏ, hoặc an toàn nhất là nên cho chúng đến dịch vụ chăm sóc thú cưng.
Cắt móng cho chó 2 tuần 1 lần
Vệ sinh răng miệng cho Husky ít nhất 2 – 3 lần/tuần, nếu có thể làm mỗi ngày thì càng tốt. Vì thức ăn chủ yếu của Husky là thịt nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp bảo vệ răng cho chúng và tránh tình trạng hôi miệng. Bạn nên sử dụng loại bàn chải dành riêng cho Husky và học cách vệ sinh răng đúng cách để không gây tổn thương lên phần lợi của chúng.
Nhu cầu vận động và huấn luyện cho chó Husky
Bản chất của Husky là giống chó làm việc, thế nên khi được nuôi như thú cưng trong các gia đình bạn cần để cho Husky được vận động nhiều nhất có thể. Husky cần được được hoạt động hằng ngày để giải tỏa năng lượng như tập thể dục, vui chơi, chạy nhảy.
Nếu bị nhốt trong nhà hay bị giam cầm trong lồng quá lâu sẽ khiến chúng trở nên cục xúc, bản tính càng trở nên phá phách và ương bướng hơn, chúng có thể phá tan mọi thứ trong nhà hay tru hú liên tục để đòi hỏi được giải thoát.
Cho chó Husky được vận động nhiều
Huấn luyện hòa nhập là bài đầu tiên ngay từ khi còn là chó Husky con mới đem về nhà. Dạy cho cún con nhận thức, cách tương tác, giao tiếp phù hợp với con người và những vật nuôi khác, bằng cách cho chúng trải nghiệm chung các hoạt động của gia đình như vui chơi, đi dạo, giao tiếp, ăn uống…
Huấn luyện cho Husky các khẩu lệnh và thực hiện mệnh lệnh cơ bản như gọi tên, đứng, nằm, ngồi, bắt tay, dừng sủa … Husky là giống chó vô cùng thông minh và nhạy bén, tuy nhiên nếu không dạy dỗ đúng cách ngay từ đầu thì nó sẽ rất cứng đầu. Công việc này nên bắt đầu ngay từ lúc 4 tháng tuổi cho đến khi trưởng thành.
Dạy cho chúng thói quen sống trong lồng/chuồng là điều vô cùng quan trọng khi nuôi Husky. Những lúc bạn bận công việc và không thể kiểm soát được chúng thì có thể nhốt chúng trong lồng. Hơn nữa việc luyện tập nhốt lồng sẽ hỗ trợ tốt cho các công tác huấn luyện khác như đi vệ sinh đúng chỗ, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, không phá phách…Tuy nhiên đừng quá lạm dùng chiếc lồng và biến nó thành nhà tù nhé!
Tập thói quen xích dây khi đi ra ngoài, đây là vấn đề không thể thiếu. Husky là giống chó rất thích bỏ trốn mỗi khi được thả ra ngoài, chỉ cần có cơ hội chúng sẽ lập tức bỏ chủ để đuổi theo những thứ hấp dẫn xung quanh.
Luôn giữ chó Husky trong tầm mắt hoặc giữ chúng bằng dây xích khi đi dạo bên ngoài
Thiết lập vai trò đầu đàn, điều này có nghĩa là nếu bạn là chủ nhân của nó thì ngay từ đầu hãy cho chúng nhận thức được rằng bạn chính là con đầu đàn. Khi làm được điều này, thì các công tác huấn luyện còn lại Husky sẽ hợp tác rất tốt. Vì Husky là giống chó kéo xe và thường làm theo chỉ đạo của người dẫn đầu.
Cách thiết lập vai trò đầu đàn đó là bắt chúng đợi tới bữa ăn thì mới được ăn, kiểm soát bữa ăn sẽ khiến cho Husky nghĩ rằng bạn chính là người quyết định nguồn sống của nó, có nghĩa nó phải làm theo ý bạn thì nó mới được cung cấp thức ăn. Một cách nữa đó là khi ra ngoài đi dạo, hãy dắt cún cưng đi theo hướng chỉ định của bạn và bạn luôn là người đi trước, điều này sẽ khiến Husky nghĩ rằng bạn chính là con đầu đàn, là người dẫn đường.
Các vấn đề sức khoẻ ở chó Husky
Nhìn chung, chó Husky là một giống chó tương đối khỏe mạnh, có tuổi thọ dài từ 12 – 14 năm. So với các giống chó khác, Husky được biết đến với khả năng duy trì trọng lượng khỏe mạnh với ít thức ăn hơn nhưng vẫn yêu cầu chế độ ăn giàu protein. Bản chất chúng luôn sạch sẽ, ít có mùi hôi và ký sinh trùng trên cơ thể.
Một số vấn đề sức khoẻ của Husky cần lưu ý:
– Loạn sản xương hông
Một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất mà bất kỳ chủ sở hữu chó nào cũng phải lo lắng là chứng loạn sản xương hông, rất phổ biến với chó Siberian Husky. Tình trạng này có thể dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng ở khớp háng. Không chỉ tốn kém để điều trị, những con chó bị ảnh hưởng sẽ rất đau đớn. Trong nhiều trường hợp, cả hai hông đều bị ảnh hưởng bởi chứng loạn sản. Tìm hiểu các triệu chứng của chứng loạn sản xương hông có thể giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề và giảm mức độ nghiêm trọng về lâu dài.
– Đục thủy tinh thể
Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất đối với Siberian Husky, và chúng thường được phát hiện khi Cún 6-12 tháng và lâu dài có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra mắt cho Cún và gặp thú y nếu có các vấn đề bất thường.
Thăm khám thú y khi phát hiện chó Husky có bất cứ vấn đề gì bất thường
– Teo võng mạc tiến triển
Teo võng mạc tiến triển (PRA) ở chó là một vấn đề về mắt phổ biến khác của chó Siberian Husky. Với PRA, võng mạc của mắt chó bắt đầu xấu đi. Cả đục thủy tinh thể và teo võng mạc tiến triển đều được coi là những vấn đề sức khỏe tốn kém, vì vậy việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến mù lòa ở chó.
– Thiếu kẽm
Cũng giống như con người, chó cần một lượng kẽm vừa đủ trong cơ thể để duy trì sức khỏe tối ưu. Khi Siberian Husky bị thiếu kẽm, chúng có thể bị rụng lông ở bàn chân, khuỷu tay hoặc vùng mắt, cằm và môi. Các chất bổ sung kẽm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi thêm bất kỳ chất nào vào chế độ ăn của thú cưng để tránh quá liều.
– Suy giáp
Suy giáp ở chó là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở Husky liên quan đến lượng bài tiết bất thường của tuyến giáp. Nếu Siberian Husky của bạn bị tình trạng này, bạn có thể nhận thấy rằng nó tăng cân, mặc dù nó ăn ít hơn bình thường. Bạn cũng có thể nhận thấy lông bị rụng hoặc thậm chí có những đốm hói trên lưng. Các triệu chứng khác bao gồm thờ ơ và ngủ nhiều hơn.
Các câu hỏi phổ biến về chăm sóc chó Husky
Ở chung cư có nuôi chó Husky được không?
Husky rất năng đồng, chúng dành phần lớn thời gian để hoạt động và chạy nhảy, thế nên không gian sống cần đủ rộng để chó Husky có thể thoải mái vận động. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nuôi Husky ở chung cư, nếu có thời gian thường xuyên đưa chúng ra ngoài đi dạo, và huấn luyện tốt từ đầu để chúng quen với môi trường sống đó.
Cách hạn chế tình trạng rụng lông của Husky?
Husky là giống chó rụng lông, đặc biệt là vào mùa thay lông (2 lần trong năm) bạn nên chủ động chải lông thường xuyên cho chúng giúp giảm thiểu lông rụng khắp nơi trong nhà. Việc chải lông thường xuyên cũng giúp cho bộ lông luôn gọn gàng bóng mượt. Bạn nên sử dụng loại bàn chải lông đặc dụng dành riêng cho chó Husky. Đặc biệt không nên cạo lông của Husky, hãy để chúng tự rụng vào các mùa thay lông như vậy sẽ tốt hơn.
Thực phẩm nào tốt cho Husky phát triển?
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày của Husky:
– Protein: giúp Husky phát triển cơ, xương và mô, thức ăn giàu protein giúp Husky lớn rất nhanh. Protein đến từ các loại thịt khác nhau như: bò, heo, gà và cá hoặc trứng.
– Carbohydrate: lượng Carbohydrate tốt cho chó Husky có trong tinh bột và chất xơ. Đậu Hà Lan, ngô, cà rốt, khoai tây, đậu, gạo, mì ống và ngũ cốc là thức ăn giàu tinh bột mà Husky có thể ăn.
– Chất béo: Thức ăn giàu chất béo tốt cho chó Husky bao gồm dầu cá, dầu thực vật, mỡ gia cầm và mỡ động vật.
Lưu ý: các thực phẩm tuyệt đối không được cho Husky ăn như: trái bơ, thực phẩm, đồ uống có cồn, bánh kẹo ngọt, sô cô la, hành tỏi, trái cây như đào và nho, và các loại thịt sống.
Ngoài ra, bạn cần phải luôn luôn có đầy nước sạch cho Husky vì chúng hay hoạt động và cần uống rất nhiều nước.