Mèo tròn trịa thì đáng yêu, nhưng mèo béo phì thì là dấu hiệu của mèo bị bệnh. Tìm hiểu các bệnh khi mèo béo phì và cách giảm cân cho mèo hiệu quả tại nhà.
Nội dung bài viết:
1. Dấu hiệu cho thấy mèo béo phì
2. Nguyên nhân làm mèo béo phì
Béo phì là tình trạng thường gặp nhất ở mèo, đặc biệt là các bé mèo Tây được nuôi trong nhà. Bạn cho rằng mèo béo phì rất đáng yêu? Tuy nhiên, mèo béo phì không chỉ làm cơ thể của mèo vận động khó khăn, mất linh hoạt thậm chí là tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm.
Hãy giữ cho bé mèo của bạn có cơ thể cân đối nhé, đây chính là bí quyết để mèo khoẻ mạnh, sống lâu đó.
Mèo cân đối là bí quyết sống lâu
1. Dấu hiệu cho thấy mèo béo phì
Nhận biết các dấu hiệu mèo thừa cân sẽ giúp bạn ngăn tình trạng méo béo lên một cách không kiểm soát. Để nhận biết mèo bị béo phì hay không, tốt nhất cần dựa vào các chỉ số y tế của cơ thể được đánh giá bởi bác sĩ thú y.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì bạn có thể tự kiểm tra mèo béo phì bằng các cách sau:
– Kiểm tra bằng tay
Kiểm tra cân nặng của mèo
Mèo béo hay thiếu cân thường thể hiện rất rõ qua phần xương sườn. Bằng cách sờ tay và cảm giúp bạn biết được tình trạng cân nặng của mèo.
Nếu sờ vào cảm nhận rõ mồn một từng chiếc xương thì bé mèo của bạn đang thiếu cân, nếu sờ vào chỉ hơi lấn cấn mà không cảm nhận rõ từng chiếc xương thì cân nặng của mèo tương đối ổn định, và đặc biệt nếu bạn cảm thấy khó khăn để cảm nhận được phần xương này do thịt hoặc mỡ của mèo quá nhiều thì bé mang đang trong tình trạng thừa cân đó.
– Điểm số cân nặng cơ thể mèo (BCS)
Điểm cân nặng của mèo
Đây được xem là cách chính xác nhất để kiểm tra tình trạng cân nặng của bé mèo. BCS được xem như chỉ số BMI ở người, với cách tính:
BCS = Cân nặng – kg / (Chiều dài – m)2
Dựa theo điểm số BCS, nếu mèo có điểm từ 6–8 thì đang có dấu hiệu thừa cân, nhưng nếu lên đến 9 thì mèo đang bị béo phì.
2. Nguyên nhân làm mèo béo phì
Để làm cho mèo béo phì, có rất nhiều nguyên nhân và phổ biến nhất là:
– Mèo sau khi triệt sản: đặc biệt đối với mèo đực, sau triệt sản mèo đực vận động ít hơn rất nhiều, nhưng nếu khẩu phần ăn không giảm thì mèo sẽ bị thừa năng lượng và dần dần sẽ béo phì.
Mèo sau khi triệt sản dễ béo phì
– Tuổi tác: mèo lớn tuổi ít vận động, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể kém đi và cơ thể lưu trữ nhiều năng lượng làm mèo bị béo phì.
– Chế độ ăn quá nhiều tinh bột và chất béo: đặc biệt là các loại thức ăn cho mèo homemade, chủ nuôi thường không cân đối được tỉ lệ chất dinh dưỡng, và cho mèo ăn nhiều cơm, cháo, chứa tinh bột, hay các loại mỡ quá nhiều mà hoàn toàn bỏ qua chất xơ.
Mèo béo phì ăn nhiều chất béo và tinh bột
– Mèo ăn vặt nhiều: Ngoài bữa chính thì các loại thức ăn bạn cho mèo ăn đều là đồ ăn vặt. Các đồ ăn này chứa hàm lượng Kalo nhất định nên nếu cho mèo ăn quá nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng gây thừa cân béo phì.
Mèo béo phì do ăn vặt nhiều
3. Mèo béo phì sẽ bị bệnh gì?
Mèo béo phì là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ của mèo.
– Bệnh tiểu đường: đây là biến chứng phổ biến nhất khi mèo bép phì, mèo béo phì bị tiểu đường cao gấp 2-4 lần so với bình thường.
Mèo béo phì có nhiều nguy cơ bệnh
– Bệnh gan: hay còn gọi là gan nhiễm mỡ, do lượng chất béo dư thừa tích tụ trong gan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan thậm chí dễ làm mèo mất mạng.
– Vấn đề xương khớp: khối lượng cơ thể nặng sẽ tạo áp lực rất lớn lên khung xương. Mèo bị béo phì không chỉ khó khăn khi vận động, di chuyển mà sẽ gặp các vấn đề xương khớp cao hơn, gấp 3 lần so với mèo bình thường.
Mèo béo phì nặng nề, khó vận động
– Tăng rủi ro khi làm phẫu thuật gây mê: chất béo có khả năng hấp thụ một số loại thuốc gây mê làm giảm hiệu quả của chúng. Ngoài ra lớp mỡ quá dày gây khó khăn cho việc tìm kiếm vị trí phẫu thuật chính xác.
– Những vấn đề khác như viêm da, suy giảm hệ miễn dịch, da lông kém phát triển,…cũng là những hệ lụy của tình trạng béo phì mà bạn cần phải lưu ý.
4. Cách giảm cân cho mèo hiệu quả
Việc giảm cân quá nhanh sẽ gây ra nguy hiểm cho bé mèo, tạo nhiều áp lực lên cơ quan nội tạng của mèo, đặc biệt là gan.
Một chế độ ăn kiêng và mức độ vận động phù hợp là điều cần thiết cho mèo béo phì.
Chế độ ăn cho mèo giảm cân
Để giảm cân cho mèo hãy chọn các loại thức ăn chứa nhiều Protein, giảm lượng tinh bột, sử dụng các loại dầu thực vật thay vì mỡ động vật và đặc biệt bổ sung rau củ vào thức ăn cho mèo.
Gợi ý cho mèo giảm cân nên ăn gì?
– Đối với các loại thức ăn hạt cho mèo, bạn nên giảm lượng thức ăn so với bình thường khoảng 20% và cho mèo ăn nhiều bữa hơn lúc trước. Ngoài ra, thay vì sử dụng Pate để trộn chung vào hạt, hãy bổ sung nước luộc thịt, có rau, củ xay nhuyễn cho mèo ăn.
Thay vì sử dụng các loại hạt thức ăn cũ, bạn hãy thử tìm các loại hạt mới dành cho mèo giảm cân vì trong đó đã được cân bằng tỉ lệ giữ các thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mèo béo phì.
Thức ăn hạt cho mèo giảm cân
– Nếu là thức ăn cho mèo homemade thì lưu ý tỉ lệ các chất dinh dưỡng là: Protein từ các loại thịt cá – 70%, Tinh bột từ cơm hoặc khoai lang – 10% còn lại hãy bổ sung Vitamin, chất xơ cho mèo bằng cách nghiền hoặc xay nát các loại rau, củ như bí đỏ, và rốt, rau bina, bắp cải.
Có bổ sung thêm vài giọt dầu dừa hoặc olive để thêm chất béo và kích thích mèo ăn ngon miệng hơn.
Mèo giảm cân nên bổ sung nhiều chất xơ
Bên cạnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mèo, bạn cần đặc biệt chú ý chế độ vận động cho mèo. Mèo béo phì thường khá lười vận động, chính vì sự nặng nề của cơ thể làm mèo phì chỉ muốn nằm yên một chỗ.
Bạn nên kích thích mèo vận động bắt đầu với các hoạt động đơn giản như: cần câu mèo, ném đồ chơi cho mèo đi nhặt … sau khi mèo quen dần hãy tăng thời gian lên.
Giúp mèo béo phì vận động thường xuyên
Mèo béo rất đáng yêu, nhưng lại tiềm ẩn các vấn đề sức khoẻ. Chình vì thế, đừng vì sự vui mắt mà cố gắng vỗ béo cho mèo, làm cho mèo trở nên béo phì.
Một bé mèo cân đối là chìa khoá cho sự khoẻ mạnh và tuổi thọ dài đó.
5. Các câu hỏi phổ biến
Đây được xem là cách chính xác nhất để kiểm tra tình trạng cân nặng của bé mèo. BCS được xem như chỉ số BMI ở người, với cách tính:
BCS = Cân nặng – kg / (Chiều dài – m)2
Dựa theo điểm số BCS, nếu mèo có điểm từ 6–8 thì đang có dấu hiệu thừa cân, nhưng nếu lên đến 9 thì mèo đang bị béo phì.
Đối với các loại hạt cho mèo, cần giảm lượng thức ăn so với bình thường khoảng 20% và cho mèo ăn nhiều bữa hơn lúc trước.
Ngoài ra, thay vì sử dụng Pate để trộn chung vào hạt, hãy bổ sung nước luộc thịt, có rau, củ xay nhuyễn cho mèo ăn.
Nếu là thức ăn cho mèo homemade thì lưu ý tỉ lệ các chất dinh dưỡng là: Protein từ các loại thịt cá – 70%, Tinh bột từ cơm hoặc khoai lang – 10% còn lại hãy bổ sung Vitamin, chất xơ cho mèo bằng cách nghiền hoặc xay nát các loại rau, củ như bí đỏ, và rốt, rau bina, bắp cải.
Có bổ sung thêm vài giọt dầu dừa hoặc olive để thêm chất béo và kích thích mèo ăn ngon miệng hơn.
Đặc biệt đối với mèo đực, sau triệt sản mèo đực vận động ít hơn rất nhiều, nhưng nếu khẩu phần ăn không giảm thì mèo sẽ bị thừa năng lượng và dần dần sẽ béo phì.