Mèo không ăn được gì? Không nên cho mèo ăn gì? Là vấn đề các Sen cần thật sự quan tâm. Lưu lại ngay các loại thức ăn mèo không nên cho ăn để tránh nhé.
Nội dung bài viết:
1.1. Các loại đồ uống chứa cồn và caffeine
1.2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
1.3. Các loạị rau, trái cây mèo không nên ăn
1.5. Thịt sống, cá sống, trứng sống
1.6. Bánh mỳ, sản phẩm chứa đường hoá học
1.7. Thịt mỡ và các loại xương cá, bò, heo
Mèo rất nhạy cảm với thức ăn, chúng dễ dàng từ chối các loại thức ăn không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, mèo lại hoàn toàn không phân biệt được đâu là thực phẩm không tốt cho chúng.
Mèo ăn phải thực phẩm không tốt sẽ bị ngộ độc, nôn ói, nặng hơn là tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khoẻ của mèo chú ý các loại thức ăn mèo không được ăn và tránh cho mèo ăn nhé.
Mèo không ăn được gì?
Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM
1. Mèo không ăn được gì?
Bên dưới là các nhóm thức ăn không tốt cho sức khoẻ của mèo. Mèo tiêu thụ các loại thức ăn này thì sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ nặng, nhẹ tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của thực phẩm với cơ thể của mèo.
1.1. Các loại đồ uống chứa cồn và caffeine
Cồn và caffeine gây hại cho mèo
Theo các nghiên cứu khoa học, 1 muỗng rượu whiskey hay 1 thìa cà phê đặc có thể gây nên tình trạng hôn mê ở một bé mèo trưởng thành. Caffeine trong trà hay cà phê làm cho mèo bị ngộ độc, khiến cơ thể mèo bồn chồn, thở gấp, tim đập nhanh và run cơ, nguy hiểm hơn là dẫn đến bất tỉnh.
Caffeine còn tìm thấy trong ca cao, chocolate hay các loại bánh kẹo có thành phần chocolate.
Ngoài ra, cồn trong các loại nước giải khát hay nước tăng lực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và não của mèo.
1.2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Mèo bị dị ứng Lactose trong sữa bò
Sữa bò và các chế phẩm từ sữa có thể làm mèo bị tiêu chảy. Mèo trưởng thành hoặc mèo đã cai sữa có tỷ lệ dị ứng với sữa bò cao vì chúng mất khả năng tiêu hóa Lactose có trong loại sữa này. Chất này đọng lại trong dạ dày của mèo dẫn đến tiêu chảy, nếu không điều trị kịp thời có thể khiến mèo kiệt sức và nôn ói liên tục.
Nên tránh cho mèo uống các loại sữa bò hay cho mèo ăn phô mai, nước sốt có sữa nhé.
1.3. Các loại rau củ, trái cây mèo không nên ăn
Các loại rau, củ, trái cây chứa hàm lượng Vitamin và chất xơ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể của mèo. Tuy nhiên, không phải loại rau, củ trái cây nào cũng phù hợp và tốt cho sức khoẻ của mèo.
Để đảm bảo an toàn, nên tránh cho mèo ăn các loại rau, củ, trái cây sau nhé.
Mèo không nên ăn các loại hành, tỏi
– Hành, tỏi, rau thơm: Hoàn toàn không có tác dụng gì với mèo, thậm chí còn làm phá huỷ tế bào hồng cầu làm mèo thiếu máu, viêm loét dạ dày nếu mèo tiêu thụ nhiều. Đặc biệt, tỏi không có tác dụng diệt trừ giun đũa trong bụng mèo như nhiều người “đồn”. Chính vì thế, đừng bao giờ bỏ các loại gia vị này vào thức ăn của mèo nhé.
– Các loại nấm: Trong các loại nấm có thể chứa các độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mèo, thậm chí nếu ăn số lượng nhiều, độc tố càng tăng mèo có thể tử vong ngay lập tức.
Mèo không nên ăn nhiều bơ
– Trái bơ: Bơ là loại thức ăn rất “healthy” với các Sen nhưng có thể làm cho mèo rối loạn tiêu hoá, nôn ói và tiêu chảy.
– Nho tươi, nho khô: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn nho tươi hoặc nho khô có thể gây suy thận ở mèo, mặc dù ở một số chú mèo sẽ không có biểu hiện gì rõ ràng sau khi ăn nho, nhưng về lâu dài độc tố sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây nên các vấn đề nghiêm trọng.
Vậy mèo ăn được rau gì?
Các loại rau tốt cho mèo
Các loại rau, củ, trái cây hoàn toàn tốt cho sức khoẻ của mèo, bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mèo như: rau bina (rau chân vịt), cà rốt, bí đỏ, khoai lang, súp lơ xanh, măng tây …
Không nên cho mèo ăn thức ăn của chó
Khi trong gia đình có nuôi cả mèo và chó thì để tiết kiệm và tiện lợi, nhiều chủ nuôi sẽ sử dụng chung thức ăn của chó cho cả mèo. Tuy nhiên, mèo và chó có những đặc điểm tiêu hoá hoàn toàn khác nhau, và khi mèo tiêu thụ thức ăn của chó có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, không hấp thụ được dinh dưỡng, thậm chí là nôn ói, tiêu chảy.
1.5. Thịt sống, cá sống, trứng sống
Mèo ăn sống dễ nhiễm vi khuẩn
Chế độ ăn sống (raw food) vẫn còn gây nhiều tranh cãi do lợi và hại chế độ ăn này mang đến cho sức khoẻ của mèo. Bên cạnh các lợi ích thì vấn đề nhiễm khuẩn khi mèo ăn thực phẩm sống cần được quan tâm.
Các loại thịt, cá sống có thể chứa vi khuẩn E. coli và salmonella nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và hôn mê ở mèo.
Lòng trắng trứng sống chứa Avidin làm cản trợ cơ thể mèo tiêu thụ vitamin B đúng cách khiến cho da mèo yếu và lông khô, xỉn màu.
Vậy mèo có ăn trứng được không?
Mèo nên ăn trứng chín
Mèo hoàn toàn ăn được trứng, nhưng hãy cho mèo ăn trứng chín hoặc nếu ăn sống hãy loại bỏ lòng trắng trứng ra trước khi cho mèo ăn.
1.6. Bánh mỳ, các sản phẩm chứa đường hoá học
Bánh mỳ có thể làm cho mèo no vì chứa tinh bột, tuy nhiên hoàn toàn không mang lại giá trị dinh dưỡng cho mèo vì vậy không nên dùng bánh mỳ để làm thức ăn hàng ngày cho mèo.
Đối với bột bánh mỳ thô có thể gây nguy hiểm cho mèo, vì sau khi mèo ăn, bột có thể trào ngược lên dạ dày mèo và gây nên các vấn đề nguy hiểm về tiêu hoá.
Mèo không nên ăn nhiều các loại bánh kẹo
Cho mèo ăn các loại bánh kẹo quá nhiều chính là nguyên nhân làm cho mèo bị tiểu đường. Đường hoá học trong bánh kẹo ảnh hưởng đến sự chuyển hoá insulin trong cơ thể mèo làm cho mèo nhanh chóng bị tụt huyết áp, hôn mê sâu.
1.7. Thịt mỡ và các loại xương heo, bò, cá
Đối với các loại thịt mỡ, cho mèo ăn với mức độ hợp lý sẽ cung cấp chất béo giúp lông mèo bóng mượt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ làm cho mèo bị rối loạn đường ruột kèm theo nôn mửa và tiêu chảy.
Ăn nhiều thịt mỡ làm mèo rối loạn tiêu hoá
Thực chất các loại xương không có quá nhiều giá trị dinh dưỡng đối với mèo, mèo ăn xương không giúp bổ xung canxi thậm chí đối với các loại xương to hơn hộp sọ của mèo, mèo dễ bị hóc, nghẹn khi ăn, hoặc các mảnh vụn có thể gây tắc nghẽn hoặc làm tổn thương bên trong hệ tiêu hoá của mèo.
1.8. Thuốc, thực phẩm chức năng của người
Giữ mèo tránh xa các loại thuốc của người
Mèo rất nghịch ngợm, chúng luôn leo trèo và khám phá mọi thứ, cùng không ngoại trừ chúng tìm thấy và ăn phải một thứ gì phổ biến như các loại thực phẩm chức năng hay thuốc của con người.
Các thành phần như acetaminophen hoặc ibuprofen thường có trong thuốc giảm đau và thuốc cảm của con người có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mèo.
Do đó, hãy cất giữ các loại thuốc trong gia đình thật kỹ để bé mèo không thể tiếp cận được.
2. Nên cho mèo ăn gì?
Một chế độ ăn lý tưởng cho mèo chính là thức ăn cân bằng đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển gồm có: Protein, Carbohydrate, Axit amin, Vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Cho mèo ăn chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
Có thể chọn các loại thức ăn dạng thương mại, được sản xuất với công thức cân bằng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của mèo ở các giai đoạn sống.
Ngoài ra, bạn có thể tự nấu, tự chế biến thức ăn cho mèo dựa trên các loại thực phẩm tốt, bổ dưỡng cho mèo và lưu ý cần cân bằng tỉ lệ hàm lượng giữa các loại thức ăn để đảm bảo bữa ăn của mèo luôn cân bằng dinh dưỡng nhé.
Xem thêm: Review các loại thức ăn cho mèo và cách chọn đồ ăn cho mèo
Mèo hoàn toàn ăn được trứng, nhưng hãy cho mèo ăn trứng chín hoặc nếu ăn sống hãy loại bỏ lòng trắng trứng ra trước khi cho mèo ăn.
Lòng trắng trứng sống chứa Avidin làm cản trợ cơ thể mèo tiêu thụ vitamin B đúng cách khiến cho da mèo yếu và lông khô, xỉn màu.
Bánh mỳ có thể làm cho mèo no vì chứa tinh bột, tuy nhiên hoàn toàn không mang lại giá trị dinh dưỡng cho mèo vì vậy không nên dùng bánh mỳ để làm thức ăn hàng ngày cho mèo.
Đối với bột bánh mỳ thô có thể gây nguy hiểm cho mèo, vì sau khi mèo ăn, bột có thể trào ngược lên dạ dày mèo và gây nên các vấn đề nguy hiểm về tiêu hoá.
Thực chất các loại xương không có qúa nhiều giá trị dinh dưỡng đối với mèo, mèo ăn xương không giúp bổ xung canxi thậm chí đối với các loại xương to hơn hộp sọ của mèo, mèo dễ bị hóc, nghẹn khi ăn, hoặc các mảnh vụn có thể gây tắc nghẽn hoặc làm tổn thương bên trong hệ tiêu hoá của mèo.