Bệnh Parvo ở chó do Parvovirus gây nên. Đâu là dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh Parvo? Cách điều chó bị Parvo tốt nhất và làm sao để phòng bệnh Parvo ở chó?
Bệnh Parvo ở chó con do cannie Parvovirus (hay còn gọi là cpv) gây ra. Parvovirus tấn công trực tiếp vào dạ dày và ruột non của chó, phá huỷ các tế bào, làm suy giảm khả năng hấp thụ và phá vỡ thành bảo vệ ruột. Bệnh Parvo ở chó cũng ảnh hưởng đến tuỷ, xương, các mô tế bào và một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tim.
Bệnh Parvo là căn bệnh nguy hiểm nhưng khá phổ biến ở chó con dẫn đến 90% chó bị chết sau khi nhiễm vi rút.
Các trường hợp chó được chữa khỏi Parvo phụ thuộc vào sức khoẻ của chó và được phát hiện sớm cùng với phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh Parvo là “án tử” với chó
Dấu hiệu chó con bị Parvo
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh Parvo ở chó thường phát triển trong vòng 5-7 ngày (có thể là 2-14 ngày) kể từ ngày tiếp xúc với Parvovirus.
Từ các dấu hiệu ban đầu có thể tiến triển rất nhanh trong khoảng 48-72 giờ thành tiêu chảy xuất huyết, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong.
Chó bị bệnh Parvo trông rất mệt mỏi kèm với các triệu chứng cụ thể như: nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sốt, hôn mê, chán ăn, yếu đuối, chậm chạp, lo lắng, buồn chán, ủ rũ.
Bỏ ăn, ủ rũ có thể là biểu hiện của bệnh Parvo
Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ chó con của mình bị bệnh Parvo, và nhớ thông báo cho nhân viên thú y trước để họ có thể thực hiện các thủ tục cách ly thích hợp để ngăn chó con của bạn lây nhiễm cho những con chó khác
Tại sao chó con mắc bệnh Parvo?
Chó con từ 6 tuần – 6 tháng tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh Parvo nhất, đặc biệt là chó con chưa được tiêm đủ 3 mũi vac-xin phòng bệnh Parvo.
Chó bị bệnh Parvo khi bị nhiễm Parvo virus do chó con ngửi, đánh hơi, liếm, tiếp xúc gần với chó hay chất thải của chó bị bệnh Parvo.
Parvovirus cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua các chủ thể đã nhiễm vi rút như đồ dùng, thức ăn, vòng cổ, dây xích, dụng cụ y tế, khu vực, không gian sống … chưa được khử trùng, loại bỏ hết mầm bệnh từ vi rút.
Theo nghiên cứu, một số giống chó nhất định có nguy cơ mắc bệnh Parvo cao hơn như: Rottweiler, Becgie Đức, Labrador Retriever, Doberman Pinschers …
Chó Rottweiler là một trong những giống chó dễ mắc bệnh Parvo
Chó bị Parvo có điều trị được không?
Hiện nay, cũng giống như bệnh Care ở chó, bệnh Parvo là một bệnh nguy hiểm, khả năng tử vong cao ở chó vì vẫn chưa có thuốc hay phương pháp chữa trị chính thức.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chó vượt qua được bệnh Parvo và hồi phục trở lại, đó là các trường hợp chó bị Parvo được phát hiện rất sớm và có sức khỏe tốt, phù hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ.
Liên hệ bác sĩ thú y ngay khi chó con có những dấu hiệu bất thường
Lưu ý khi điều trị cho chó bị bệnh Parvo là:
– Tuân theo lộ trình, phác đồ điều trị bệnh Parvo của bác sĩ thú y, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài cho Cún nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Thường xuyên bổ sung nước cho chó để bù vào lượng nước mất đi do chó bị tiêu chảy, hay chó bị nôn ói.
– Cho Cún bị bệnh ở khu vực thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế các tác động kích thích từ bên ngoài và cách ly tuyệt đối với các thú cưng chó hay mèo khác.
Cách phòng bệnh Parvo ở chó con
Bệnh Parvo là bệnh nguy hiểm, chính vì thế bạn cần biết cách để phòng bệnh Parvo cho chú chó của mình.
– Tiêm vac-xin cho chó đúng lịch, đủ mũi.
Tất cả chó con và chó trưởng thành đều phải được tiêm phòng Parvo, đặc biệt là chó mẹ cần được tiêm phòng đầy đủ vì chó con sẽ phụ thuộc vào kháng thể của mẹ trong vài tuần đầu đời.
Để phòng ngừa và kiểm soát parovirus, nên tiêm vắc-xin khi chó đạt 6–8, 10–12 và 14–16 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 1 năm sau đó và sau đó 3 năm một lần.
Đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cho chó con
– Chọn mua chó con từ địa chỉ uy tín, có trách nhiệm và luôn luôn yêu cầu sổ tiêm chủng chứng minh chó con đã được tiêm đầy đủ các mũi nếu bạn nhận nuôi chó con trên 3 tháng tuổi.
– Không nên để chó con tiếp xúc với những con chó chưa được tiêm phòng cho đến khi chúng đã nhận được tất cả các loại vắc xin phòng Parvo.
Thận trọng khi đưa chó đến công viên dành cho chó hoặc tiếp xúc với những chú chó khác vì đây là những nguồn tiềm ẩn của Parvo.
– Parvovirus có thể tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài. Chuồng, lồng, đồ dùng, vật dụng hàng ngày của chó cần được làm sạch, khử trùng thường xuyên.
Parvo là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Bài viết này không nhằm thay thế cho việc chăm sóc thú y. Nếu bạn nghi ngờ con chó của mình mắc bệnh Parvo, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo ở chó cũng lây nhiễm gián tiếp khi sử dụng các vật thể đã nhiễm virus như đồ dùng, thức ăn, vòng cổ, dây xích, dụng cụ y tế, khu vực, không gian sống … chưa được khử trùng, loại bỏ hết mầm bệnh từ vi rút.
Làm gì để đề phòng bệnh Parvo ở chó con?
Để phòng bệnh Parvo cho có con bạn cần:
– Cho chó con và cả chó trường thành tiêm vac-xin phòng bệnh Parvo đầy đủ và đúng lịch.
– Chọn mua chó con từ một địa chỉ uy tín, có trách nhiệm và luôn luôn yêu cầu sổ tiêm chủng chứng minh chó con đã được tiêm đầy đủ các mũi nếu bạn nhận nuôi chó con trên 3 tháng tuổi.
– Không nên để chó con tiếp xúc với những con chó chưa được tiêm phòng cho đến khi chúng đã nhận được tất cả các loại vắc xin phòng Parvo.
– Thận trọng khi đưa chó đến công viên dành cho chó hoặc tiếp xúc với những chú chó khác vì đây là những nguồn tiềm ẩn của Parvo.
– Chuồng, lồng, đồ dùng, vật dụng hàng ngày của chó cần được làm sạch, khử trùng thường xuyên.