Làm gì khi chó bị tiêu chảy? Cách trị chó bị tiêu chảy hiệu quả

Chó bị tiêu chảy là vấn đề sức khoẻ thường gặp, tuy nhiên cần lưu ý các triệu chứng nguy hiểm khi chó bị tiêu chảy và biết cách xử lý chó bị tiêu chảy kịp thời.

Nội dung bài viết:

  1. Nguyên nhân chó bị tiêu chảy

  2. Cách xử lý khi chó bị tiêu chảy?

    2.1 Đánh giá mức độ chó tiêu chảy

    2.2 Làm gì khi chó bị tiêu chảy?

  3. Các câu hỏi phổ biến


Chó tiêu chảy là dấu hiệu đường ruột của chúng có sự bất thường khi phân thải ra ở trạng thái lỏng với tần suất từ 2 lần/ngày trở lên. Chó bị tiêu chảy là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là ở chó con có hệ đường ruột kém.

Chó tiêu chảy nhẹ thì chỉ kéo dài 1-2 ngày sau đó tự khỏi, khi đó bạn chỉ cần bổ sung nước và chất xơ để ổn định lại hệ tiêu hoá của chúng. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng như chó bị tiêu chảy bỏ ăn, mệt mỏi, mắt lờ đờ, sốt … thì cần đến cơ sở thú y để khám chữa.

Chó tiêu chảy là vấn đề sức khoẻ phổ biến

1. Nguyên nhân chó bị tiêu chảy

Tình trạng chó tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Khi chó không tiêu hoá được

Đó là lúc đường ruột co bóp để tống đấy hết các tác nhân gây tiêu chảy ra ngoài như thực phẩm hỏng, hay lông tóc, xương vụn, cao su không tiêu hoá được. Đặc biệt đối với chó con 2-4 tháng tuổi khi hệ tiêu hoá còn rất yếu, chưa hoàn thiện.

  • Chó mắc bệnh lý  bệnh lý gây tiêu chảy

Chó tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh Care ở chó, bệnh Parvovirus; các bệnh lý do ký sinh trùng như sán, giun tóc, giun đũa…; các bệnh lý do vi khuẩn như nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella…; Các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, viêm đại tràng hay ung thư.

Chó bị tiêu chảy do mắc các bệnh lý nguy hiểm

  • Các nguyên nhân khách quan khác

Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu trên, chó bị tiêu chảy còn có thể do vấn đề khác như: Do thay đổi chế độ ăn đột ngột dẫn đến chó bị tiêu chảy nhẹ; Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh; Do thú cưng cảm thấy khó chịu, stress kéo dài.

2. Cách xử lý khi chó bị tiêu chảy

2.1 Đánh giá mức độ chó tiêu chảy

Để xác định cơ bản chó bị tiêu chảy nhẹ hay nặng,  xác định nguyên nhân chó tiêu chảy và mức độ nguy hiểm như thế nào thì chủ nuôi cần quan sát kiểm tra lại chất lượng thức ăn và theo dõi sức khoẻ của Cún.

Nếu là chó tiêu chảy kéo dài, tần suất cao, chó tiêu chảy ra máu, chó tiêu chảy kèm với ói nặng thì cần được đưa đến thú y sớm nhất. Đặc biệt nếu là chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì, chữa trị như thế nào cần có sự chỉ định của bác sĩ thú y.

Chó tiêu chảy nặng, sốt cao cần được đưa đến thú y

2.2 Làm gì khi chó bị tiêu chảy?

Đối với trường hợp chó bị tiêu chảy nhẹ, không có các triệu chứng bệnh lý nguy hiểm như trên thì chủ nuôi cần biết các lưu ý sau để giải quyết.

– Nhịn ăn trong 12-24 tiếng để theo dõi tình trạng và cho hệ tiêu hoá nghỉ ngơi.

– Cho Cún uống nước sạch nhiều hơn để bù nước thiếu hụt.

– Sau thời gian nhịn ăn, có thể cho Cún ăn lại với thức ăn mềm, loãng như cháo ức gà kèm với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, khoai tây, khoa lang, bông cải … Chất xơ giúp cân bằng lại đường ruột sau khi chó bị tiêu chảy.

Bổ sung thức ăn giàu sau khi chó bị tiêu chảy

Lưu ý chia nhỏ bữa ăn, tránh cho chó ăn qúa nhiều ngăn ngừa tiêu chảy tái phát. Ngoài ra, có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho Cún bằng cách cho ăn sữa chua không đường hoặc các sản phẩm men vi sinh cho thú cưng.  

Bài viết này là những thông tin bạn cần biết về vấn đề chó bị tiêu chảy, sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình.


3. Các câu hỏi phổ biến

Đối với trường hợp chó bị tiêu chảy nhẹ, không có các triệu chứng bệnh lý nguy hiểm như trên thì chủ nuôi cần biết các lưu ý sau để giải quyết.

– Nhịn ăn trong 12-24 tiếng để theo dõi tình trạng và cho hệ tiêu hoá nghỉ ngơi.

– Cho Cún uống nước sạch nhiều hơn để bù nước thiếu hụt.

– Sau thời gian nhịn ăn, có thể cho Cún ăn lại với thức ăn mềm, loãng như cháo ức gà kèm với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, khoai tây, khoa lang, bông cải … Chất xơ giúp cân bằng lại đường ruột sau khi chó bị tiêu chảy.

Lưu ý chia nhỏ bữa ăn, tránh cho chó ăn quá nhiều ngăn ngừa tiêu chảy tái phát. Ngoài ra, có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho Cún bằng cách cho ăn sữa chua không đường hoặc các sản phẩm men vi sinh cho thú cưng.

Khi chó con tiêu chảy ra máu với tần suất xao, chó tiêu chảy kèm với ói nặng thì cần được đưa đến thú y sớm nhất vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như bệnh Care, bệnh Parvo hay nhiễm trùng đường ruột …

Sau thời gian cho nhịn ăn, có thể cho Cún ăn lại với thức ăn mềm, loãng như cháo ức gà kèm với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, khoai tây, khoa lang, bông cải … Chất xơ giúp cân bằng lại đường ruột sau khi chó bị tiêu chảy.

Ngoài ra, có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho Cún bằng cách cho ăn sữa chua không đường hoặc các sản phẩm men vi sinh cho thú cưng.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777