Giải đáp từ A-Z về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo (GBC Mèo)

Giảm Bạch cầu ở Mèo – Dấu hiệu mèo bị bệnh giảm bạch cầu, kinh nghiệm chữa trị GBC mèo và cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Giảm bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao ở mèo. Vì vậy, người nuôi nên chú ý để bảo vệ sức khỏe cho mèo cưng. Cần nắm vững một số kiến thức sau đây để phòng và chữa bệnh cho mèo đúng cách.

1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Mèo bị giảm bạch cầu có nguy hiểm không?
Bệnh giảm bạch cầu có nguy cơ gây tử vong cao
Bệnh giảm bạch cầu có nguy cơ gây tử vong cao

Giảm bạch cầu là tên gọi thông dụng của bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis). Mèo bị giảm bạch cầu do nhiễm phải Parvovirus (Feline Panleukopenia Virus). Khi mèo nhiễm virus, số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể mèo sẽ bị giảm xuống thấp. Đây cũng là lý do căn bệnh này thường được gọi là bệnh giảm bạch cầu.

Mèo bị giảm bạch cầu là nỗi lo lớn nhất cho người nuôi lẫn các trạm cứu hộ động vật bởi tỉ lệ  lây lan và tử vong cao, nhất là đối với mèo con hoặc những con mèo có sức đề kháng yếu.

Virus gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo đặc biệt nguy hiểm bởi chúng lây lan nhanh chóng từ mèo này sang mèo khác, tồn tại rất lâu trong môi trường (lên đến vài năm) và có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng.

2. Nguyên nhân mèo bị bệnh giảm bạch cầu?
Mèo bị giảm bạch cầu thuờng do nhiễm virus
Mèo bị giảm bạch cầu thuờng do nhiễm virus

Hiểu rõ những nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu sẽ giúp người nuôi có cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả và hướng điều trị thích hợp. Có 3 nguyên nhân phổ biến gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo:

  • Mèo bị giảm bạch cầu do có sức đề kháng yếu

Mèo con (từ 2 tháng đến 1 năm tuổi) và mèo chưa tiêm phòng thường có tỷ lệ mắc bệnh giảm bạch cầu cao do sức đề kháng kém.

Mèo mẹ mang thai sức khỏe yếu hoặc sinh non cũng dễ mắc bệnh do hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn, tạo ra các bạch cầu ác tính. Virus giảm bạch cầu trong cơ thể mèo mẹ có thể lây trực tiếp sang mèo con khiến chúng nhiễm bệnh và tử vong.

  • Mèo bị giảm bạch cầu do tiếp xúc trực tiếp với mèo nhiễm bệnh

Felien Pavovirus là loại virus có thể lây qua việc mèo tiếp xúc trực tiếp với nhau (đường hô hấp và đường tiêu hóa). Những chú mèo khỏe mạnh nếu tiếp xúc với mèo bị bệnh hoặc mang mầm bệnh như: ăn chung, liếm lông, ngửi nhau, đi vệ sinh cùng chậu cát… đều có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, mèo bị giảm bạch cầu vẫn có thể tiếp tục đào thải virus ra môi trường xung quanh ngay cả khi đã khỏi bệnh (ít nhất là 6 tuần sau đó). Bệnh này có thể lây nhiễm cho cả chó và chồn.

  • Mèo bị giảm bạch cầu bởi các nguồn lây gián tiếp

Nơi ở có nhiều mèo hoang không rõ nguồn gốc hoặc môi trường sống nhiều chất thải (nhất là chất thải động vật) làm tăng nguy cơ mắc phải Felien Parovirus – nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Ngoài ra, mèo có thể bị giảm bạch cầu do tiếp xúc với những nơi hoặc đồ vật mèo bệnh từng tiếp xúc: đĩa đựng nước và thức ăn, dụng cụ chải lông, quần áo, giường, sàn nhà hoặc tay người nuôi…

3. Dấu hiệu nhận biết mèo bị giảm bạch cầu?
Triệu chứng mèo bị giảm bạch cầu chủ yếu là nôn và tiêu chảy
Triệu chứng mèo bị giảm bạch cầu chủ yếu là nôn và tiêu chảy

Sau giai đoạn ủ bệnh từ 2 – 3 ngày (một số trường hợp từ 5 – 9 ngày), virus giảm bạch cầu gây ra các triệu chứng viêm ruột rất nặng ở cả mèo con lẫn mèo trưởng thành. Mèo sẽ bắt đầu ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, nôn mửa, và tiêu chảy (đôi khi kèm theo xuất huyết). Những triệu chứng nặng hơn bao gồm: mắt lờ đờ, trũng sâu, mũi miệng thâm đen, cơ thể có mùi khó chịu…

Nghiêm trọng hơn, mèo bị giảm bạch cầu có thể xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến thần kinh như: không giữ được thăng bằng, đi đứng loạng choạng, thân hình lắc lư… Mức độ nặng nhất có thể gây co giật và tử vong.

Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo qua từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Mèo cưng có dấu hiệu mệt mỏi nhưng không rõ ràng vì còn trong thời gian ủ bệnh. Mèo trở nên ủ rũ, bỏ ăn, có thể sốt nhẹ và bắt đầu bị nôn mửa.
  • Giai đoạn nhiễm bệnh: Các triệu chứng tổn thương đường ruột rõ ràng hơn: nôn ra bọt trắng hoặc dịch vàng, tiêu chảy (kèm xuất huyết), chảy dãi có mùi hôi khó chịu. Tình trạng mất nước dẫn đến mèo bị khô miệng, khan tiếng.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Đây là giai đoạn bệnh trở nặng và chuyển biến nhanh. Mèo ở thời điểm này đã kiệt sức, rối loạn điện giải và mất nước trầm trọng. Mèo đi lại loạng choạng, run rẩy, lắc lư. Một số bắt đầu có triệu chứng động kinh, co giật và tử vong.

Tuy nhiên một số con mèo có thể bị giảm bạch cầu mà không xuất hiện triệu chứng, bệnh tiến triển nhanh gây tử vong trước khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.

4. Cần làm gì khi mèo mắc bệnh giảm bạch cầu?
Cách ly mèo bệnh ra khỏi đàn ngay khi nghi ngờ mắc bệnh
Cách ly mèo bệnh ra khỏi đàn ngay khi nghi ngờ mắc bệnh

Giảm bạch cầu ở mèo không phải là bệnh lý có thể tự chữa tại nhà. Khi bắt đầu phát bệnh, cơ thể của mèo đã chứa một lượng lớn virus có thể gây tử vong. Chính vì thế, nếu mèo cưng xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu, bạn cần đưa mèo đến ngay cơ sở thú y gần nhất để xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, tạm thời không cho mèo ăn và cách ly ngay lập tức với các thú nuôi khác trong nhà.

Trong trường hợp mèo xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhưng bạn chưa có điều kiện đến bệnh viện ngay lập tức, cho mèo uống nước đường glucose để cung cấp năng lượng và uống Oresol nhằm bù nước, bổ sung chất điện giải.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Phương pháp phổ biến là các bác sĩ thú y sẽ dùng thuốc kích thích tăng đề kháng, thuốc chống nôn, truyền dịch để bổ sung dinh dưỡng hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng… trong thời gian chờ cơ thể mèo tự sản sinh kháng thể miễn dịch với virus gây bệnh. Tuy nhiên, mèo vẫn có thể tử vong do bệnh làm cơ thể suy yếu nhanh chóng và không thể tạo ra kháng thể.

Khi đã xác định được mèo bị giảm bạch cầu, nên lưu chuồng ở thú y để điều trị. Chú ý mặc quần áo bảo hộ và rửa tay thật sạch sau khi thăm và tiếp xúc với mèo bị giảm bạch cầu. Mèo bị giảm bạch cầu đã khỏi bệnh vẫn cần cách ly với thú nuôi khác trong nhà, bởi cơ thể mèo đào thải virus ra ngoài môi trường. Tiếp tục sử dụng men vi sinh và thuốc tăng cường đề kháng để phòng tránh các căn bệnh khác tấn công bởi sự suy yếu của hệ miễn dịch.

5. Cách đề phòng, ngăn ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Tiêm vaccine phòng bệnh ngay khi mèo đủ tuổi
Tiêm vaccine phòng bệnh ngay khi mèo đủ tuổi

Phòng chống mèo bị giảm bạch cầu dễ dàng hơn rất nhiều so với việc điều trị. Có thể ngăn mèo cưng bị giảm bạch cầu bằng các biện pháp sau đây:

  • Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng đầy đủ và định kì giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh  giảm bạch cầu ở mèo. Mèo con được 8 tuần tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine ngừa bệnh. Cần tiêm các mũi nhắc lại đúng hẹn để vaccine có hiệu lực miễn dịch cao hơn.

  • Không để mèo tiếp xúc với nguồn bệnh

Người nuôi nên hạn chế để thú cưng tiếp xúc với nguồn bệnh: mèo hoang, mèo có nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh, những nơi nghi ngờ có ổ bệnh… để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Với mèo mới về nhà, tốt nhất nên cách ly khoảng 1 tuần để theo dõi trước khi cho hòa nhập với thú nuôi trong nhà nhằm đảm bảo an toàn.

  • Chăm sóc sức khỏe mèo và chú ý vệ sinh môi trường sống

Nên sử dụng chất khử trùng y tế để sát khuẩn xung quanh nơi ở và vật dụng của mèo thường xuyên nhằm ngăn virus gây bệnh giảm bạch cầu. Bổ sung các loại vitamin, bột dinh dưỡng hỗ trợ tăng đề kháng để mèo cưng luôn khỏe mạnh.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo tuy rất nguy hiểm nhưng không phải là căn bệnh không thể chữa khỏi. Hy vọng những thông tin VuiPet cung cấp sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc thú cưng của mình tốt nhất.

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

6. Các câu hỏi phổ biến

Bệnh giảm bạch cầu có thể xảy ra với mèo mọi lứa tuổi. Nhưng phổ biến nhất ở các bé mèo từ 2 tháng đến dưới 1 năm tuổi, khi mèo còn nhỏ và sức đề kháng thấp.

Dấu hiệu cơ bản nhất khi mèo bị giảm bạch cầu là sốt nhẹ, bỏ ăn, mệt mỏi, nôn mửa kèm tiêu chảy.

Giảm bạch cầu ở mèo là một bệnh lý nguy hiểm và dễ lây lan, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, không nên tự điều trị mèo bị giảm bạch cầu tại nhà. Mang mèo đến cơ sở thú y gần nhất để xét nghiệm và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mèo nhiễm bệnh.

Khi nhiễm virus giảm bạch cầu, cơ thể mèo ủ bệnh từ 2-3 ngày (một số trường hợp từ 5 – 9 ngày) tuỳ thể trạng của mèo. Ở giai đoạn ủ bệnh mèo có các triệu chứng như bắt đầu ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, nôn mửa, và tiêu chảy (đôi khi kèm theo xuất huyết). Những triệu chứng nặng hơn bao gồm: mắt lờ đờ, trũng sâu, mũi miệng thâm đen, cơ thể có mùi khó chịu…

Tiêm phòng đầy đủ và định kì giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Mèo con được 8 tuần tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine ngừa bệnh. Cần tiêm các mũi nhắc lại đúng hẹn để vaccine có hiệu lực miễn dịch cao hơn. Chi phí tiêm vacxin 4 bệnh cho mèo, trong đó ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo khoảng từ 250.000đ/mũi – 500.000đ/mũi.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Phương pháp phổ biến là các bác sĩ thú y sẽ dùng thuốc kích thích tăng đề kháng, thuốc chống nôn, truyền dịch để bổ sung dinh dưỡng hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng… trong thời gian chờ cơ thể mèo tự sản sinh kháng thể miễn dịch với virus gây bệnh. Tuy nhiên, mèo vẫn có thể tử vong do bệnh làm cơ thể suy yếu nhanh chóng và không thể tạo ra kháng thể.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo chỉ lây chéo từ cơ thể mèo bị bệnh sang cơ thể mèo khác, hoàn toàn không lây nhiễm qua người và các loại động vật khác như chó, hamster…

Tuỳ thuộc theo mức độ nhiễm bệnh của mèo và điều kiện, trình độ của cơ sở thú y mà sẽ có các chi phí khác nhau khi chữa bệnh giảm bạch cầu cho mèo. Các chi phí cơ bản như: tiêm kháng sinh, truyền dịch, bổ sung nước, thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu, chi phí lưu chuồng… tổng cộng khoảng từ 2 triệu đồng trở lên.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777