Mèo Bị Nôn Búi Lông: Nguyên nhân và Cách Xử lý búi lông mèo

Búi Lông Mèo là vấn đề thường gặp. Vậy tại sao Mèo Nôn Búi Lông? Mèo Nôn Búi Lông là bệnh gì? Các kinh nghiệm xử lý, giúp Tiêu Búi Lông Cho Mèo.


Mèo bị nôn búi lông không chỉ gây khó chịu đối với các Sen phải dọn dẹp, vệ sinh, mà còn là dấu hiệu cho thấy mèo đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Các nguyên nhân làm mèo bị nôn búi lông là gì và kinh nghiệm xử lý búi lông mèo hiệu quả. Cùng VuiPet tìm hiểu nhé.

1. Búi lông mèo là gì?
Mèo nuốt phải lông khi tự chải chuốt gây tích tụ búi lông trong dạ dày
Mèo nuốt phải lông khi tự chải chuốt gây tích tụ búi lông trong dạ dày

Búi lông mèo là hiện tượng những sợi lông mèo bị vón lại với nhau thành một khối lớn và tích tụ trong dạ dày của mèo. Theo thời gian, búi lông mèo càng lớn và mèo có hành động nôn để tống khứ các búi lông thừa ra bên ngoài. Búi lông bị mèo nôn ra sẽ phải đi qua thực quản hẹp, thế nên chúng thường mỏng và có hình ống trụ thay vì khối tròn.

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

2. Nguyên nhân mèo bị nôn búi lông?

Nguyên nhân gây ra búi lông mèo là do thói quen tự chải chuốt và vệ sinh cơ thể của chúng. Khi mèo tự chải lông, những mấu gai nhỏ và cứng trên lưỡi mèo đóng vai trò như một chiếc bàn chải giúp mèo lấy sạch lông rụng và lông chết. Mèo nuốt chửng gần như toàn bộ số lông này. Phần lớn lông có thể đi qua đường tiêu hóa của mèo mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số sợi còn sót lại bị mắc kẹt lại trong dạ dày và kết dính lại với nhau thành búi lông lớn theo thời gian.

Búi lông có thể xuất hiện ở mọi giống mèo, nhưng phổ biến nhất là các giống mèo lông dài như: mèo Anh lông dài (British Longhair), mèo Ba Tư, mèo Ragdoll, mèo Maine Coon… Những con mèo bị rụng quá nhiều lông hoặc thường xuyên liếm láp cơ thể cũng hay xuất hiện búi lông hơn. Ngoài ra, mèo lớn sẽ dễ có búi lông hơn mèo con bởi bộ lông đã phát triển hoàn thiện (dày và nhiều lớp), khả năng chải chuốt cơ thể cũng thành thạo hơn.

3. Các triệu chứng mèo bị nôn búi lông?
Mèo co thắt cơ bụng và cơ hô hấp để đẩy búi lông ra ngoài
Mèo co thắt cơ bụng và cơ hô hấp để đẩy búi lông ra ngoài

Không phải tất cả búi lông mèo đều có thể nôn được ra bên ngoài. Số lượng búi lông mèo còn nhiều trong dạ dày mèo sẽ làm cho mèo xuất hiện các dấu hiệu như: mèo ăn uống kém do bị đầy bụng, bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt cơ bụng và cơ hô hấp từng đợt với tần suất liên tục. Cuối cùng mèo đẩy hơi và búi lông từ dạ dạy lên thực quản rồi nôn ra ngoài, có thể kèm theo cả thức ăn.

4. Mèo nôn búi lông có sao không?

Mèo nôn búi lông là một hiện tượng bình thường ở bất cứ chú mèo nào. Búi lông mèo có thể tự tiêu trong dạ dày mèo hoặc đẩy ra ngoài khi mèo nôn, ói. Tuy nhiên,  nếu bạn nhận thấy các biểu hiện sau đây thì nên liên hệ ngay với thú y vì có thể búi lông đã gây tắc nghẽn nghiêm trọng và đe dọa tính mạng mèo:

  • Mèo liên tục xuất hiện các cơn co thắt cơ bụng và cơ hô hấp nhưng không thể nôn hoặc nôn mửa rất nhiều nhưng không nôn ra được búi lông
  • Chán ăn
  • Hôn mê
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Bạn nên chú ý đến tình trạng nôn búi lông ở mèo và một số dấu hiệu liên quan. Bởi việc thường xuyên nôn mửa sẽ khiến mèo mất nước, mệt mỏi, rối loạn điện giải… Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng rách thực quản, chán ăn hoặc đe dọa tính mạng. Đôi lúc, mèo phải được can thiệp bằng phẫu thuật để lấy búi lông ra ngoài.

5. Kinh nghiệm xử lý Búi lông mèo

Mèo bị nôn búi lông không thể ngăn ngừa triệt để. Nhưng bạn có thể làm một số điều để giảm thiểu khả năng mèo bị nôn búi lông hoặc giảm bớt tần suất xuất hiện của chúng.

Chăm sóc và chải chuốt lông cho mèo thường xuyên
Chải lông thường xuyên giúp mèo không nuốt phải nhiều lông khi liếm láp cơ thể
Chải lông thường xuyên giúp mèo không nuốt phải nhiều lông khi liếm láp cơ thể

Bạn càng loại bỏ nhiều lông chết trên người mèo thì càng ít lông bị mèo nuốt vào và kết thành cục trong bụng chúng. Chải lông hàng ngày chính là cách xử lý búi lông hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc này còn có thể giúp gắn kết tình cảm giữa người nuôi và thú cưng.

Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc mèo cưng không quen với việc chải lông, nên cân nhắc đưa mèo đến các cơ sở chăm sóc, cắt tỉa lông chuyên nghiệp – tốt nhất khoảng 6 tháng một lần. Cần lưu ý các bệnh da liễu cũng như những tổn thương khác trên da của mèo. Bởi khi mèo bị vết thương, dị ứng, mẩn đỏ, hoặc một số bệnh về da… thì sẽ kéo theo tình trạng lông rụng nhiều và mèo cũng liếm láp cơ thể nhiều hơn.

Làm mèo xao nhãng để chúng không chải chuốt quá mức
Mua đồ chơi cho mèo để hạn chế thời gian liếm lông
Mua đồ chơi cho mèo để hạn chế thời gian liếm lông

Mèo bị nôn búi lông là kết quả của vệ mèo liếm láp, vệ sinh cơ thể thường xuyên. Vì vậy bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách huấn luyện mèo một số hoạt động thú vị khác, thay vì liếm lông. Mua một số món đồ chơi mới để chúng tự chơi hoặc sử dụng các món đồ chơi mà bạn có thể chơi cùng mèo.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Bổ sung chất xơ và axit béo tự nhiên vào khẩu phần ăn cho mèo
Bổ sung chất xơ và axit béo tự nhiên vào khẩu phần ăn cho mèo

Cũng giống như con người, mèo cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh. Hiện nay, nhiều hãng sản xuất thức ăn cho thú cưng đã chú trọng đến việc sản xuất các loại thức ăn giúp giảm thiểu vấn đề mèo bị nôn búi lông. Các hãng thức ăn này sử dụng công thức giàu chất xơ nhằm cải thiện độ chắc khỏe cho bộ lông mèo, giảm lượng lông rụng và giúp lông dễ dàng đi qua hệ tiêu hóa. Một số thương hiệu phổ biến như: Cats Eye, Cats Rang, ANF, Reflex, Royal Cannin Care Hair Ball, Zenith, Nutrience….

Ngoài thức ăn hạt, nên bổ sung thêm chất xơ và axit béo tự nhiên vào khẩu phần ăn của mèo cưng. Axit béo có trong các loại cá biển như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ… rất có lợi cho sức khỏe mèo và giúp hệ tiêu hóa của chúng hoạt động trơn tru, dễ dàng. Ngoài ra cũng có thể cung cấp axit béo tự nhiên từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu ôliu…) trực tiếp vào thức ăn của mèo với số lượng vừa phải.

Các loại rau củ phù hợp với mèo như: cà rốt, bí đỏ, măng tây, súp lơ, khoai tây, bắp cải, bông cải, bí ngòi… là nguồn chất xơ tự nhiên. Bổ sung cho mèo cưng bằng cách nấu chín, xay nhuyễn và trộn vào hỗn hợp pate tươi (pate cá, gà, heo, bò, chim cút…). Cần lưu ý đến các loại rau củ dễ gây ngộ độc để không gây hại cho sức khỏe của mèo cưng: nho và nho khô, quả bơ, hành tây, tỏi, khoai tây và cà chua sống…

Kết hợp các loại thực phẩm chức năng
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu búi lông cho mèo
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu búi lông cho mèo

Để mèo không bị nôn búi lông, ngoài chế độ ăn dinh dưỡng, có thể kết hợp thêm một số loại thực phẩm chức năng như cốm ăn tiêu búi lông, gel tiêu búi lông. Chúng thường là thuốc nhuận tràng nhẹ giúp búi lông dễ dàng đi qua hệ tiêu hóa. Nourse, Gimcat, Bioline Hairball Solutin, Hairball Cure… là các thương hiệu uy tín bạn có thể cân nhắc.

Các câu hỏi thường gặp về Búi lông mèo 

Mèo bị nôn búi lông có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu tình trạng lông tắc nghẽn quá nhiều và lâu ngày ở dạ dày, mèo nôn liên tục nhưng không thể đẩy lông ra ngoài hết được. Việc mèo thường xuyên nôn búi lông khiến mèo đau đớn, chán ăn, mất nước, rối loạn điện giải… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rách thực quản hoặc hôn mê.

Khi mèo bị nôn búi lông, bạn hoàn toàn có thể cho mèo ăn như bình thường mà không cần phải kiêng khem. Tuy nhiên lúc này thức ăn mềm sẽ tốt cho hệ tiêu hóa hơn. Tốt nhất nên bổ sung chất xơ và axit béo tự nhiên vào khẩu phần ăn của mèo, kết hợp thức ăn khô dành riêng cho mèo bị nôn búi lông và thực phẩm chức năng để hỗ trợ.

Mèo bị nôn búi lông là tình trạng không thể ngăn ngừa triệt để bởi đặc tính liếm láp bộ lông của mèo. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm thiểu khả năng mèo nôn ra búi lông hoặc giảm bớt tần suất nôn nhờ vào việc thường xuyên chăm sóc lông cho mèo, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ sung thực phẩm chức năng.

2.5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777