Cho chó con ăn gì? Thức ăn chó con chi tiết theo từng độ tuổi

Thức ăn cho chó con 2 tháng tuổi là gì?. Chi tiết menu thức ăn cho chó con theo từng độ tuổi và cách nấu thức ăn cho chó con chuẩn chỉnh, đầy đủ dinh dưỡng.


Dinh dưỡng rất quan trọng với mỗi chú chó

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp chó con phát triển khoẻ mạnh, nhiều năng lượng để vận động, hoạt bát, nhanh nhẹn, ít bệnh vặt và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cũng thấp hơn. 

1. Các loại thức ăn cho chó con 

Thức ăn cho chó con khá đa dạng và có nhiều loại để lựa chọn, nhưng bất kể bạn chọn loại nào thì cũng cần phải phù hợp với độ tuổi, giống chó, cân nặng, sở thích và thói quen ăn uống của chó con.

Có các loại thức ăn cho chó con như:

Thức ăn hạt cho chó con – thức ăn khô

Thức ăn hạt là loại thức ăn cho chó giá rẻ được nhiều người nuôi Cún chọn nhất.

Khi chọn thức ăn hạt cho chó con, hãy đọc kỹ thành phần và chọn một thương hiệu sử dụng thực phẩm lành mạnh làm thành phần chính.  

Thức ăn hạt cho chó 

Xem thêm: Thức ăn hạt cho chó và các điều cần biết khi mua.

Pate cho chó con – thức ăn đóng hộp

Hầu hết các chú chó đều thích thức ăn đóng hộp hay còn gọi là Pate. Pate cho chó tiện lợi nhưng đắt tiền nên thường được sử dụng kèm với thức ăn hạt cho chó.

Thực phẩm đóng hộp có khoảng 75% nước, hàm lượng nước càng cao thì dinh dưỡng càng ít, vì vậy chó con phải tiêu thụ nhiều thức ăn hơn để có đủ chất dinh dưỡng cơ thể cần.

Xem thêm: Cách chọn Pate cho chó con vừa đủ vừa tiết kiệm.

Thức ăn bán ẩm

Là loại thức ăn cho chó có hình dạng như sườn heo, bánh mì kẹp thịt, hoặc các thức ăn nhiều thịt khác, loại thức ăn này ít dinh dưỡng và chứa nhiều hương vị, chất tạo màu nhân tạo.

Không nên sử dụng thường xuyên vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng chó con cần.

Nấu thức ăn cho chó

Tự nấu thức ăn cho chó con bạn sẽ chủ động được các thành phần trong thức ăn và biết rằng chúng có đủ chất dinh dưỡng cần thiết hay không. 

Không chỉ là đủ calo, thức ăn cho chó con phải có sự cân bằng thích hợp của Protein; Carbohydrate; chất béo; khoáng chất và các loại Vitamin. 

Các loại thức ăn cần cho sự phát triển của Cún

Xem thêm: Các chất dinh dưỡng “phải có” trong thức ăn cho chó con

Thức ăn thô – thức ăn sống (raw)

Chế độ ăn sống (raw) là chế độ ăn tự nhiên và đầy đủ dinh dưỡng nhất, các Vitamin và khoáng chất khi đã nấu chín thường ít hơn hoặc không hiệu quả như ở nguồn thực phẩm raw.

Thức ăn thô bao gồm thịt sống, tốt nhất là có xương và nội tạng động vật trộn thêm vào. 

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm ở các chế độ ăn uống của Cún

 Trải nghiệm dịch vụ Spa thú cưng, cắt tỉa lông chó chuẩn 5* tại VuiPet

 

Tìm hiểu chi tiết và book lịch tại đây

2. Thức ăn cho chó con theo độ tuổi 

2.1. Chó con 8 – 16 tuần tuổi

Đây là độ tuổi mà chó con về nhà mới và chế độ ăn uống không nên có sự thay đổi lớn vì có thể làm chó con bị đau bụng hoặc bỏ ăn.

Thế nên, trong 1-2 tuần đầu hãy sử dụng thức ăn cũ đồng thời xen kẻ thức ăn mới mà bạn muốn thay đổi vào để chó con dần quen với thức ăn mới.

Thức ăn cho chó con ở giai đoạn này có thể là thức ăn thương mại chất lượng cao được thiết kế cho chó con, thức ăn hạt hay Pate đều được nhưng phải đúng với độ tuổi và giống chó của bạn. 

Chó con mới về nhà mới nên duy trì thức ăn cũ

Nếu bạn nấu thức ăn cho chó thì các thực phẩm cần cho chó con là: thịt heo, thịt bò, cá, trứng, cà rốt, bí đỏ và một số loại rau củ khác.

Lưu ý tất cả các thực phẩm đều được vệ sinh, nấu chín và thật mềm hoặc xay nhuyễn, chế độ ăn thô không được khuyến khích vì chó con có hệ thống miễn dịch chưa phát triển để đối phó với lượng vi khuẩn.  

Nước uống sạch phải luôn được chuẩn bị cho Cún con.

2.2. Chó con 16 – 24 tuần tuổi

Giai đoạn này, bên cạnh việc duy trì thức ăn như ở độ tuổi trước thì chó con cần được bổ sung Protein từ các loại thịt càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra bạn có thể cân nhắc cho Cún tập ăn dần một số loại xương sống, đây là khoảng thời gian răng vĩnh viễn đang mọc, nên Cún được khuyến khích nhai tích cực một thứ gì đó có lợi cho sức khoẻ răng miệng thay vì nhai cắn giày dép và các đồ đạc trong nhà.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thức ăn sống vài lần trong tuần và không dùng để thay thể chế độ ăn hiện tại.

Ngoài ra, khi bạn cho chó con ăn một loại thức ăn mới, hãy luôn theo dõi chúng để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như Cún bị nôn ói, phân bất thường, Cún có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn… và ghi chú lại để đưa nó vào các danh sách cần lưu ý khi cho ăn hoặc tránh cho ăn.

Nước sạch là cần thiết cho chó con ở bất kỳ độ tuổi nào.

Nhai các loại xương sống có lợi cho sức khoẻ răng miệng của Cún

2.3. Chó con trên 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn chó con bắt đầu chuyển sang trưởng thành ở các giống chó nhỏ và 9 tháng ở các giống chó lớn. Lúc này, dù thức ăn cho chó là thức ăn hạt hay nấu thức ăn cho chó thì thành phần dinh dưỡng cân bằng là đều quan trọng.

Đối với thức ăn khô, cần đọc kỹ thành phần trong thức ăn, đảm bảo không chứa các chất độc hại và các nguồn thành phần không tốt.

Khi nấu thức ăn cho chó thì “ăn đủ – ăn đúng” là nguyên tắc khi chế biến, các chất dinh dưỡng cần cân đối là Protein từ thịt gà, gà tây, cá, thịt bò nạc, thịt lợn…; Carbohydrate như gạo, mì ống, khoai tây; các loại rau như đậu Hà Lan, đậu xanh, cà rốt; chất béo ở dạng dầu thực vật; Vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây, rau quả.

Và lưu ý, thức ăn cho Cún phải tuyệt đối tươi, không sử dụng thức ăn đã ôi thiu, thức ăn thừa. 

Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình tiêu hoá và chuyển hoá, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nước sạch phải được bổ sung thường xuyên cho Cún.  

Nước sạch luôn được chuẩn bị đầy đủ cho Cún

2.4. Chó con cần ăn bao nhiêu?

Lượng thức ăn mỗi ngày của chó con được tính toán dựa trên độ tuổi, số cân nặng và mức độ hoạt động, đặc điểm của giống chó cũng là yếu tố cần quan tâm.

Lượng thức ăn cần: 

Đối với chó con dưới 12 tháng, bạn cần cho bé ăn 4-6% một ngày dựa trên trọng lượng cơ thể. Nếu chó của bạn nặng 7kg thì cho Cún ăn 350gr thức ăn và chia đều ra các bữa.

Đối với thức ăn thương mại thì nên dựa theo hướng dẫn cho ăn trên bao bì và điều chỉnh lên xuống tùy theo thể trạng và sự thèm ăn của chó con. 

Cho chó ăn bao nhiêu bữa một ngày:

Đối với Cún con 8–16 tuần tuổi nên cho ăn thường xuyên, khoảng 3-4 lần/ngày; đặc biệt là các giống chó nhỏ như Chihuahua hay Yorkshire Terrier. Cún từ 16–24 tuần tuổi có thể giảm xuống chỉ cần cho ăn 3 bữa/ngày và tập quen ăn 2 bữa/ngày khi chó con đạt từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Các giống chó nhỏ cần được cho ăn thường xuyên 

Khi nào nên chuyển từ thức ăn cho chó con sang thức ăn cho chó trưởng thành?

Khi chó con đã đạt đến 85% trọng lượng dự kiến khi trưởng thành, chúng nên được chuyển từ chế độ ăn tăng trưởng của chó con sang chế độ ăn phù hợp để duy trì sức khoẻ của chó trưởng thành.

Các giống chó nhỏ có thể kết thúc quá trình phát triển sau chín đến 12 tháng; đối với giống lớn, dự kiến từ 12 đến 18 tháng. 

Cách cho chó con ăn đúng bữa, đúng lúc. 

Việc đổ đầy thức ăn vào bát của Cún và để chúng tự ăn cả ngày sẽ thuận tiện nhưng hoàn toàn không giúp bạn theo dõi lượng thức ăn đủ, đúng của Cún và cũng không tập cho Cún thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi.

Các bữa ăn theo lịch trình giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề sức khoẻ của chó con khi chó con ăn quá nhiều, chán ăn hay bỏ ăn.

Thế nên hãy có một thời gian biểu ăn uống hợp lý cho chó con và kiên trì huấn luyện chó con của bạn quen với lịch trình đó. 

Bữa đầu tiên của chó con có thể trùng với bữa sáng của chính bạn, bữa thứ hai khi cả nhà đi học hoặc đi làm về vào buổi chiều và bữa thứ ba sau khi bạn ăn xong bữa tối. 

Các bữa ăn theo lịch trình không chỉ tốt cho sức khỏe của chó con mà còn hỗ trợ quá trình huấn luyện. 

2.5. Các lưu ý khi cho chó con ăn 

– Không thêm bất kỳ thực phẩm bổ sung nào, trừ khi được bác sĩ thú y hướng dẫn.

– Không bao giờ thay đổi chế độ ăn của chó đột ngột (trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y). Nếu bạn muốn thay đổi chế độ ăn uống, hãy làm dần dần trong khoảng thời gian 1 đến vài tuần.

Không nên thay đổi chế độ ăn của Cún đột ngột

– Nếu chó con của bạn không ăn hết thức ăn trong một lần, có thể bạn đã cho chúng ăn quá nhiều. Không phải tất cả các con chó đều ăn đủ lượng thức ăn ghi trên bao bì.

– Không cho chó ăn trước khi đi trên xe vì điều này có thể khiến chó bị say xe, hoặc một giờ trước hoặc sau khi tập thể dục vì điều này có thể góp phần làm giãn và xoắn dạ dày còn gọi là đầy hơi – một tình trạng nguy hiểm tính mạng.

– Giữ yên bình cho chó con khi chúng đang ăn, tránh lấy bát đi giữa chừng hoặc chọc phá chúng khi đang ăn, dễ gây thói quen xấu cho chó con.

– Không bao giờ cho chó ăn trên bàn hoặc đĩa của bạn, vì điều này làm cho chó con quen với việc ăn chung với con người và dễ phát sinh các thói quen chảy nước dãi, van xin thức ăn hoặc sủa.

Không cho Cún con ăn trên bàn hoặc đĩa của bạn

Những thực phẩm cần tránh cho Cún

Không phải mọi thứ mọi người ăn đều an toàn cho chó, những thực phẩm phổ biến nhất mà bạn cần tránh để bảo vệ chó con như: 

– bơ, sô cô la, nho, nho khô, hạt mắc ca, hành, tỏi và hẹ;

– sữa và một lượng lớn các sản phẩm từ sữa như pho mát; rượu;

– cà phê và caffeine;

– thức ăn mặn, nhiều gia vị như khoai tây chiên;

– và thực phẩm được làm ngọt bằng xylitol như kẹo cao su hay kem đánh răng, có thể gây suy gan ở chó.


3. Các câu hỏi thường gặp 

Đây là thời điểm chó con mới về nhà mới.
Trong 1-2 tuần đầu hãy sử dụng thức ăn cũ đồng thời xen kẻ thức ăn mà bạn muốn thay đổi cho Cún, để chúng dần quen với thức ăn mới.
Thức ăn cho chó con ở giai đoạn này có thể là thức ăn thương mại chất lượng cao được thiết kế cho chó con, thức ăn hạt hay pate đều được nhưng phải đúng với độ tuổi và giống chó của bạn.
Nếu tự nấu thức ăn cho chó thì các thực phẩm nên cho chó ăn là thịt heo, thịt bò, cá, trứng, cà rốt, bí đỏ và một số loại rau củ khác. Lưu ý tất cả các thực phẩm đều được vệ sinh, nấu chín và thật mềm hoặc xay nhuyễn.

Đối với Cún từ 16 tháng tuổi trở lên đây là khoảng thời gian răng vĩnh viễn đang mọc, nên Cún được khuyến khích nhai tích cực một thứ gì đó có lợi cho sức khoẻ răng miệng thay vì nhai cắn giày dép và các đồ đạc trong nhà.
Bạn có thể sử dụng xương sống cho chó con nhai, tuy nhiên chỉ cho ăn 2-3 lần/tuần và xương cần được rửa sạch thật kỹ.

Không phải mọi thứ mọi người ăn đều an toàn cho chó, những thực phẩm phổ biến nhất mà bạn cần tránh để bảo vệ chó con như:
– bơ, sô cô la, nho, nho khô, hạt mắc ca, hành, tỏi và hẹ;
– sữa và một lượng lớn các sản phẩm từ sữa như pho mát; rượu;
– cà phê và caffeine;
– thức ăn mặn, nhiều gia vị như khoai tây chiên;
– và thực phẩm được làm ngọt bằng xylitol như kẹo cao su hay kem đánh răng, có thể gây suy gan ở chó.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777