Chó Yorkshire có kích thước siêu nhỏ và bộ lông mềm mượt, xinh xắn. Hướng chi tiết về cách nuôi, kinh nghiệm chăm sóc chó Yorkshire khoẻ mạnh, đáng yêu.
Nội dung bài viết:
Điểm đáng yêu của chó Yorkshire
Môi trường sống phù hợp với chó Yorkshire
Cách chăm sóc chó Yorkshire hàng ngày
Dạy dỗ, huấn luyện chó Yorkshire
Đặc điểm nổi bật của giống chó Yorkshire Terrier
Chó Yorkshire – Yorkshire Terrier là giống chó sục với kích thước mini, siêu nhỏ bé được yêu thích và chọn nuôi phổ biến trên thế giới. Chó Yorkshire còn gọi là chó bỏ túi hay chó mini bỏ túi vì kích thước cơ thể chỉ nhỏ vừa đựng trong 1 chiếc túi xách.
Ngoài ra Yorkie còn ghi điểm với bộ lông dài, mịn mượt như lông tơ, phía lông phía trước dài phủ qua mặt, và thường được cột lên bằng dây ruy băng làm cho chó Yorkie cực kỳ đáng yêu.
Yorkshire có kích thước mini và bộ lông dài, mịn
Yorkie có xu hướng rất mạnh mẽ và can đảm. Mặc dù kích thước nhỏ của chúng, nhưng với tính cách không ngần ngại của mình, chúng có thể giữ vai trò người canh gác xuất sắc. Thông minh, học hỏi nhanh, cực kỳ trung thành và thích quấn chủ, chó sục Yorkshire là người bạn đồng hành tuyệt vời trong các gia đình.
Chó Yorkie rất tình cảm và quấn chủ
Môi trường sống phù hợp với chó Yorkshire Terrier
Yorkshire là chú chó cảnh nhỏ với kích thước siêu mini nên môi để đảm bảo an toàn cho chó Yorkie thì tốt nhất nên nuôi chúng trong nhà. Căn hộ, chung cư nhỏ đều phù hợp với chó Yorkshire, chỉ cần là nơi thoáng mát và không có quá nhiều thay đổi về nhiệt độ là được.
Chó Yorkie không yêu cầu nhiều về không gian sống
Yorkshire Terrier cần một nơi ấm cúng và yên tĩnh để nghỉ ngơi. Hãy chuẩn bị một chiếc nệm nhỏ hoặc giường riêng thay vì cho chúng ngủ trên sàn nhà sẽ mang lại cho Yorkshire một giấc ngủ ngon lành.
Nếu chú chó của bạn hiếu động, thích ra ngoài thì hãy chọn thời điểm ít nắng và chơi dưới bóng râm cùng với cung cấp đầy đủ nước nhé. Ngược lại, nếu vào mùa mưa thì bạn nên chuẩn bị một nơi cư trú khô ráo và ấm áp nhằm đảm bảo sức khỏe của thú cưng vì Yorkie là giống chó khá nhạy cảm với lạnh và dễ bị cảm lạnh.
Chó Yorkshire ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chó Yorkshire
Yorkshire Terrier bên cạnh có ngoại hình nhỏ thì còn có hệ tiêu hoá nhạy cảm và khá kén ăn nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt phù hợp. Yorkshire cần ít calo mỗi ngày nhưng thức ăn cần phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, Carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất để duy trì sức khoẻ và có bộ lông đẹp, bóng mượt.
Chó Yorkshire cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp
– Chó Yorkies ăn bao nhiêu mỗi ngày
Đối với chó Yorkie con, trước 1 tuổi, chó cần khoảng 350-400kcal mỗi ngày để đảm bảo cho cơ thể tăng trưởng khoẻ mạnh. Nhưng khi chó Yorkshire trưởng thành thì nên giảm bớt lượng Kcal, chỉ khoảng 200 Kcal cho chó Yorkie ít vận động và khoảng 250Kcal cho chó vận động nhiều.
Tuy nhiên, vì dạ dày của chó Yorkshire rất nhỏ nên thức ăn cần được chia thành nhiều bữa mỗi ngày, 4 bữa/ngày đối với chó con và 3 bữa/ngày khi chó trưởng thành.
– Chó Yorkshire ăn gì?
Bạn có thể cho chó Yorkshire ăn các loại thức ăn thương mại hoặc tự nấu thức ăn cho chó Yorkshire đều được.
Nếu là thức ăn hạt khô thì cần lưu ý chọn loại thức ăn chất lượng cao, dành cho các giống chó mini, chó teacup và nên kết hợp với Pate hoặc thức ăn ướt để đảm bảo chó Yorkshire luôn đủ nước và giúp thức ăn thơm ngon, kích thích chó Yorkie ăn nhiều hơn.
Thức ăn hạt khô cho chó Yorkshire
Nếu tự nấu thức ăn cho chó Yorkshire thì thức ăn cần có sự kết hợp giữa các chất dinh dưỡng quan trọng là:
Protein – trong các loại thịt bò, gà, lợn, hải sản hay nội tạng như gan, óc, tim, tỷ lệ Protein là 50-70% khẩu phần ăn mỗi ngày.
Canxi và chất béo với tỷ lệ từ 8-10% từ hải sản như tôm, cua hoặc trứng và chất béo tốt nhất là từ thực vật như dầu olive, dầu dừa để giúp thức ăn thơm ngon và duy trì bộ lông dài, sáng bóng của chó Yorkie.
Chất xơ là thành phần không thể bỏ qua, chuẩn bị thêm rau xanh và trái cây để đảm bảo lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết trong cơ thể của chú chó, bí đỏ, cà rốt, rau bina, đậu xanh, hạt chia… là các loại rau củ cần và tốt cho chó Yorkie.
Ngoài ra, để chó Yorkshire đủ năng lượng hoạt động thì trong khẩu phần ăn cần có carbohydrate từ cơm, bột mì, khoai lang… Và carbohydrate chỉ nên chiếm dưới 20%.
Thức ăn cho chó Yorkie
– Lưu ý khi cho chó Yorkshire ăn
Giống như các giống chó mini khác, chó Yorkshire rất dễ bị hạ đường huyết – giảm lượng đường trong máu. Chính vì thế, các bữa ăn của chó Yorkie cần được trải đều trong ngày hoặc bạn có thể sử dụng các thiết bị cho Cún ăn để luôn có thức ăn trong bát của chó Yorkie.
Chó Yorkie có hệ tiêu hoá nhạy cảm nên tuyệt đối không được thay đổi thức ăn của Cún một cách đột ngột mà hãy thay đổi dần dần trong 2-3 tuần để chó Yorkie thích nghi.
Cách chăm sóc chó sục Yorkshire Terrier hàng ngày
Bộ lông của Yorkshire Terrier chỉ có một lớp, lông dài, mượt, khá thằng và rụng khá ít. Tuy nhiên, lông lại khá mềm và dễ bị rối, do đó bạn cần kiên nhẫn chải chuốt cho chó Yorkshire hàng ngày để bộ lông bóng mượt, sạch sẽ.
Ngoài ra, lông của chó Yorkie rất nhanh dài, nên bạn cần lưu ý cắt tỉa lông cho Cún để dễ vệ sinh hơn ở các vùng lông dưới bụng, đuôi và lông trên khuôn mặt để không bị che khuất mắt, mũi, miệng.
Cần chăm sóc lông cho chó Yorkshire thường xuyên
Chó Yorkshire cần được tắm hàng tuần để giữ cho bộ lông suông mượt và cơ thể sạch sẽ, thơm tho, lưu ý khi tắm không nên chà xát quá mạnh trên lông, da của chó Yorkie sẽ làm lông bị gãy, bạn chỉ cần nhẹ nhàng matxa đề xà phòng đều trên cơ thể là được. Cần lau, sấy khô cho chó Yorkie say khi tắm xong để chó không bị hôi và đề phòng viêm da.
– Các giống chó nhỏ thường gặp vấn đề về răng miệng, do đó cần đánh răng cho chó Yorkie mỗi tuần để chó không bị hôi miệng và phòng các bệnh nha chu. Ngoài ra, cần lưu ý cắt móng cho chó Yorkie 2-3 tuần 1 lần để tránh móng bị quá dài làm xướt da của Cún hoặc trầy xướt sàn nhà.
– Thường xuyên kiểm tra tai, mắt, miệng, móng chân và trên da của chó Yorkie xem có dấu hiệu hay vấn đề gì khác thường như mẫn đỏ, viêm, có mùi hôi… phát hiện sớm để tìm ra các vấn đề sức khoẻ và kịp thời xử lý cho Cún.
Dạy dỗ, huấn luyện chó Yorkshire
Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng Yorkshire là một chú chó rất thông minh và không hề sợ hãi. Yorkie tràn đầy năng lượng và khó có thể bắt chúng ngồi yên 1 chỗ.
Với giống chó nhỏ như Yorkie, có hai loại bài tập mà bạn có thể áp dụng đó là: đi bộ đường dài với tốc độ ổn định hoặc các bài tập ngắn, có cường độ cao hơn như chạy theo bóng hoặc ném bắt.
Chó Yorkie rất năng động và luôn muốn di chuyển
– Chó Yorkie nên cho đi bộ trong bao lâu?
Yorkshire Terrier nên được đưa đi dạo ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 20-30 phút. Hãy tạo thói quen đúng giờ cho chó Yorkie vì như thế chúng sẽ sớm bắt kịp và biết chính xác khi nào cần đi bộ và chắc chắn sẽ vui vẻ, hào hứng hơn. Đi bộ nên vừa phải, di chuyển đều đặn, không được quá nhanh vì Cún sẽ dễ nhanh mệt và hết hơi.
Thói quen đi bộ hàng ngày rất tốt cho chó Yorkie
– Các bài tập cường độ cao hơn
Nên được thực hiện từ 2-3 lần/tuần. Bạn có thể ném bóng để chó Yorkie chạy theo và bắt, cùng với luyện tập các câu lệnh đơn giản như “Nhanh lên”, “Quay lại”… Chỉ cần một không gian đủ rộng trong nhà hoặc ngoài sân là đủ đáp ứng cho chú chó nhỏ như Yorkie, tuy nhiên nếu có điều kiện hãy đưa chúng đến công viên để thoải mái và khám phá nhiều hơn nhưng hãy nhớ luôn đặt Cún của bạn trong sự chú ý.
Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý của chó Yorkshire Terrier
Về cơ bản, chó sục Yorkshire có sức khoẻ ổn định, tuổi thọ dài từ 13–16 năm. Tuy nhiên, giống như các giống chó khác, chó Yorkie sẽ có thể gặp các vấn đề sức khoẻ thường gặp do di truyền, do bẩm sinh hoặc do bị mắc phải trong quá trình lớn lên.
Cụ thể, các vấn đề sức khoẻ phổ biến dễ mắc phải của Yorkie như:
– Các bệnh di truyền: các bệnh liên quan đến mắt – võng mạc, bệnh về xương khớp – phổ biến nhất là Leg-Perthes. Chhọn mua chó Yorkie ở địa chỉ uy tín, rõ ràng nguồn gốc, gia phả chính là điều quan trọng để tránh mắc các bệnh lý di truyền.
– Các bệnh lý bẩm sinh: Hạ đường huyết – phổ biến ở các giống chó nhỏ như Yorkshire, bệnh dạ dày – ruột xuất huyết, bệnh răng miệng. Tuy không phải chú chó Yorkshire nào cũng sẽ gặp các vấn đề sức khoẻ này, tuy nhiên bạn cần theo dõi sức khoẻ của chó Yorkie thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Lựa chọn một chú chó Yorkshire rõ nguồn gốc
– Các bệnh do virus truyền nhiễm: bệnh Care, Parvo, ho cũi… Các bệnh này rất nguy hiểm với bất kỳ chú chó nào. Lưu ý, cần tiêm đầy đủ vac-xin cho chó Yorkie và chỉ nên mang chó về nhà khi đã trên 2 tháng tuổi và được tiêm đủ 2 mũi vac-xin. Ngoài ra, giữ vệ sinh môi trường sống của Cún sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với chó lạ.
– Các vấn đề trên dạ, lông của chó Yorkshire
Chó Yorkie có lông lông mỏng và da khá nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng nếu tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất, nấm mốc, phấn hoa hay thực phẩm. Lưu ý vệ sinh cho môi trường sống của chó Yorkie thường xuyên và giữ cho Yorkie ở nơi an toàn, tránh tiếp xúc các các tác nhân gây dị ứng.
Đưa chó Yorkie kiếm tra thú y theo đinh kỳ
Các câu hỏi phổ biến về chăm sóc chó Yorkshire
Bộ lông của Yorkshire Terrier chỉ có một lớp, lông dài, mượt, khá thằng và rụng khá ít. Tuy nhiên, lông lại khá mềm và dễ bị rối, do đó bạn cần kiên nhẫn chải chuốt cho chó Yorkshire hàng ngày để bộ lông bóng mượt, sạch sẽ.
Ngoài ra, lông của chó Yorkie rất nhanh dài, nên bạn cần lưu ý cắt tỉa lông cho Cún để dễ vệ sinh hơn ở các vùng lông dưới bụng, đuôi và lông trên khuôn mặt để không bị che khuất mắt, mũi, miệng.
Yorkshire Terrier bên cạnh có ngoại hình nhỏ thì còn có hệ tiêu hoá nhạy cảm và khá kén ăn nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt phù hợp. Yorkshire cần ít calo mỗi ngày nhưng thức ăn cần phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, Carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất để duy trì sức khoẻ và có bộ lông đẹp, bóng mượt.
Về cơ bản, chó sục Yorkshire có sức khoẻ ổn định, tuổi thọ dài từ 13–16 năm. Tuy nhiên, bất kể giống chó nào cũng gặp phải các vấn đề sức khoẻ nhất định, kể cả Yorkie. Có ba loại vấn đề sức khỏe ở Yorkies là do di truyền, do bẩm sinh – đặc điểm giống chó, hoặc do bị mắc phải trong quá trình lớn lên. Cụ thể, các vấn đề sức khoẻ phổ biến dễ mắc phải của Yorkie như: hạ đường huyết, bệnh về răng, bệnh về đường hô hấp, dị ứng.