Chó bị sốc nhiệt có thể mất mạng chỉ sau 15 phút, Bạn có biết?

Chó bị sốc nhiệt xảy ra thường xuyên vào mùa nắng nóng. Do đó, có kiến thức nhận biết triệu chứng và sơ cứu chó bị sốc nhiệt đúng cách là cực kỳ cần thiết.


Chó bị sốc nhiệt khi trời nắng nóng tưởng là bình thường nhưng nếu không được sơ cứu ngay lập tức chó có thể tử vong trong thời gian rất ngắn.

Vậy nên, bất kỳ chủ nuôi nào cũng cần phải nhận biết được các dấu hiệu chó bị sốc nhiệt, không chỉ để sơ cứu đúng cách mà còn biết cách đề phòng chó bị sốc nhiệt, đặc biệt vào mùa nắng nóng đỉnh điểm. 

Chó chó nguy cơ sốc nhiệt, say nắng khi trời nóng

1. Chó bị sốc nhiệt nguy hiểm như thế nào?

Thân nhiệt bình thường ở chó là khoảng 38.5°C–39.2°C, khi trời nóng thân nhiệt sẽ tăng lên.

Khi đó bạn thường thấy chó thở gấp hay chó thở gấp lè lưỡi để tản nhiệt.

Nhưng khi thân nhiệt của chó tăng đến trên 40.5°C, khả năng tản nhiệt của cơ thể không đáp ứng kịp và nếu cũng không có sự can thiệp để hạ nhiệt thì chó sẽ bị sốc nhiệt.

Đặc biệt khi thân nhiệt của chó lên đến 43°C là tình huống nguy hiểm nhất, các hệ cơ quan quan trọng của chó như tim, gan và não nhanh chóng bị tổn thương, thậm chí là ngưng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Chó bị sốc nhiệt rất nguy hiểm 

Vậy nên, khi bạn phát hiện ra chó bị sốc nhiệt thì bạn có rất ít thời gian (thường chỉ có khoảng 15 phút) để xử lý hạ thân nhiệt cho chó trước khi chó bị tổn thương nặng nhất.

Trên thực tế, thì tỉ lệ tử vong khi chó bị sốc nhiệt là 50%.

2. Nhận diện chó bị sốc nhiệt

2.1. Các dấu hiệu của chó bị sốc nhiệt

Chó bị sốc nhiệt thì thân nhiệt cơ thể cao, thường trên 40.5°C. Cùng với thân nhiệt cao là các triệu chứng như bên dưới, có thể là xảy ra một hoặc tất cả triệu chứng cùng xảy ra.

– Triệu chứng chó bị sốc nhiệt nhẹ nhất là chó thở gấp. Chó thở gấp lè lưỡi là cách để chúng tản nhiệt, giảm nhiệt độ cơ thể. Khi đó, miệng của chó mở rộng hết cỡ để thở, tiếng thở mạnh, nặng nề, kèm với chó bị chảy nước dãi.

– Tim đập nhanh,

– Lưỡi đỏ gắt nhưng nứu răng lại tím tái,

– Chó bị nôn ói, co giật,

– Chó bị chảy máu mũi. Tuy nhiên, chó bị chảy máu mũi không chỉ là triệu chứng chó bị sốc nhiệt mà còn có thể là triệu chứng của các bệnh khác như ký sinh trùng máu, ung thư, tổn thương vùng mũi …

– Nặng nhất là chó bị hôn mê, mất ý thức, các cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động và dẫn đến tử vong.

Chó bị sốc nhiệt, các triệu chứng xảy ra rất nhanh

2.2. Tại sao chó bị sốc nhiệt

Nắng, nóng chính là nguyên nhân gây nên chó bị sốc nhiệt dù ở bất kỳ môi trường nào.

– Có thể là do sự bất cẩn của chú nuôi khi để chó ở ngoài nắng, không có bóng râm trong thời gian dài hoặc để trong phòng kín nóng, để trong xe ô tô không có điều hòa.

– Chó khát nước khi trời nắng, bạn có biết mỗi khi chó khát nước đặc biệt khi nhiệt độ cao, thân nhiệt sẽ tăng rất nhanh.

– Đặc điểm giống chó: Chó có bộ lông dày như các giống chó kéo xe trượt tuyết Alaska, Husky, Samoyed hay giống chó lông nhiều dày như Becgie Đức, Phốc sóc, Chow Chow hay chó mũi ngắn như chó Pug, chó Bull Pháp, Bull Anh khả năng bị sốc nhiệt cao nhất.

Chó lông dày có nguy cơ bị sốc nhiệt cao

– Những chú chó mắc các bệnh đường hô hấp như liệt dây thanh quản hoặc bệnh tim làm cản trở quá trình hô hấp.

– Chó bị béo phì, thừa cân hay chó già, ốm.

3. Làm gì khi chó bị sốc nhiệt?

Khi nhận thấy chó có dấu hiệu của sốc nhiệt, say nắng thì bạn cần đưa chó vào ngay chỗ mát và cho uống nhiều nước sạch.

Nhưng khi chú chó bị sốc nhiệt cùng một lúc xuất hiện nhiều triệu chứng và nhiệt độ đã tăng lên trên 40.5°C thì nên nhanh chóng đưa Cún đến thú y gần nhất, kết hợp làm mát chú chó trên đường đi.

Đưa chó bị sốc nhiệt vào ngay chỗ mát và cho uống nhiều nước

Sơ cứu chó bị sốc nhiệt qua các bước sau:

– Ngay lập tức đưa chó vào nơi mát:

Đầu tiên phải đưa chó vào nơi mát, thông thoáng, có quạt hoặc máy lạnh. Đồng thời tránh cho tiếp xúc với các chú chó khác, giữ an toàn, cho chú chó nghỉ ngơi.

– Chó chó uống nhiều nước:

Tuy nhiên nên để chó tự uống, không ép chó uống vì lúc này chó thở gấp để tản nhiệt, nếu ép uống có thể bị sặc.

  • Làm mát toàn thân:

Dùng nước xịt từ từ làm ướt toàn thân chó, hoặc dùng khăn ướt lau cả người, đặc biệt là quanh đầu, trên bụng và nách, nhưng không được phủ toàn bộ cơ thể bằng khăn ướt vì nó có thể bị giữ nhiệt.

Đặc biệt không ngâm toàn thân chó vào thau nước lạnh, hay sử dụng nước quá lạnh lau cho chó vì có thể khiến các mạch máu co lại, các cơ quan bên trong không được làm mát và có thể khiến nhiệt độ bên trong tăng thêm.

Cũng không được làm mát quá lâu, nên dừng lại khi thấy thân nhiệt chó đã giảm xuống còn 39.5-dưới 40°C, lúc này cơ thể của chó có thể tự điều tiết thân nhiệt được.

Ngoài ra có thể sử dụng bông gòn thấm cồn lau đệm chân của chó, quá trình bốc hơi của cồn sẽ giúp chó thoát nhiệt.

– Đến gặp bác sĩ thú y:

Ngay cả khi chú chó đã ổn hơn và nhịp thở trở lại bình thường thì sau mỗi lần chó bị sốc nhiệt, các cơ quan bên trong cơ thể ít nhiều có thể bị tổn thương.

Do đó, đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và kịp thời xử lý các dấu hiệu bất thường.

Đo thân nhiệt cho chó có thể đo ở nách, ở tai và ở hậu môn. Tuy nhiên, nếu đo thân nhiệt cho chó tại nhà đơn giản nhất bạn có thể đo ở nách bằng cách sử dụng nhiệt kế, kẹp vào nách trên của chó khoảng 15 phút, sau đó lấy ra và kiểm tra nhiệt độ.

4. Đề phòng chó bị sốc nhiệt vào mùa nóng

Việt Nam có khí hậu nắng nóng quanh năm, đặc biệt vào mùa hè nắng đỉnh điểm, thật sự là “khó khăn” đối với các chú chó, đặc biệt là chó lông dày hai lớp.

Để tránh chó bị sốc nhiệt bạn cần biết cách đề phòng như:

– Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, hãy giữ chuồng hay ổ đệm của chúng trong nhà, nơi thoáng mát, tốt nhất là có quạt hoặc máy lạnh nếu là các giống chó lông dày.

Tuyệt đối không để chó ở trong kho, trong hầm xe hay xe ô tô.

– Không cho chó chạy nhảy, hoạt động ngoài trời lúc trưa nắng đến giữa chiều, đặc biệt là ngoài sân xi-măng, hay mặt đường nhựa rất nóng có thể bỏng chân.

– Nếu nhận thấy cho bắt đầu thở nhiều, thở gấp, hãy nhanh chóng đưa vào nhà để nghỉ ngơi, không cho hoạt động quá sức và theo dõi các triệu chứng để sơ cứu kịp thời nếu chó bị sốc nhiệt.

Đề phòng là cách tốt nhất để tránh chó bị sốc nhiệt

– Luôn có sẵn nước sạch cho chó, đảm bảo chúng có nước để uống bất cứ lúc nào.  

– Không để chó quá lâu trong xe ô tô thậm chí là có mở hé cửa.

– Cắt tỉa lông cho chó gọn gàng hơn, bỏ bớt lớp lông chết, dày sừng là cách để chó cảm thấy “mát mẻ” hơn.

Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cạo toàn bộ lông chó.

Bạn cho rằng, cạo toàn bộ lông vào mùa nóng sẽ giúp chó không bị sốc nhiệt. Nhưng chó không tản nhiệt qua da, nên việc cạo lông chó là vô nghĩa, ngoài ra, lớp lông còn có chức năng cách nhiệt, bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.


5. Các câu hỏi phổ biến về chó bị sốc nhiệt

Chó bị sốc nhiệt thì thân nhiệt cơ thể cao, thường trên 40.5°C và các triệu chứng như bên dưới, có thể là xảy ra một hoặc tất cả triệu chứng cùng xảy ra.

– Triệu chứng chó bị sốc nhiệt nhẹ nhất là chó thở gấp. Chó thở gấp lè lưỡi là cách để chúng tản nhiệt, giảm nhiệt độ cơ thể. Khi đó, miệng của chó mở rộng hết cỡ để thở, tiếng thở mạnh, nặng nề, kèm với chó bị chảy nước dãi.

– Tim đập nhanh,

– Lưỡi đỏ gắt nhưng nứu răng lại tím tái,

– Chó bị nôn ói, co giật,

– Chó bị chảy máu mũi. 

– Nặng nhất là chó bị hôn mê, mất ý thức, các cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động và dẫn đến tử vong.

Nhận thấy chó có dấu hiệu của sốc nhiệt bạn cần ngay lập tức đưa chó vào chỗ mát và cho uống nước để Cún hạ nhiệt. Cần hạ nhiệt ngay cho chó bằng cách làm mát toàn thân.

– Dùng nước xịt từ từ làm ướt toàn thân chó, hoặc dùng khăn ướt lau cả người, đặc biệt là quanh đầu, trên bụng và nách, nhưng không được phủ toàn bộ cơ thể bằng khăn ướt vì nó có thể bị giữ nhiệt.

Đặc biệt không ngâm toàn thân chó vào thau nước lạnh, hay sử dụng nước quá lạnh lau cho chó vì có thể khiến các mạch máu co lại, các cơ quan bên trong không được làm mát và có thể khiến nhiệt độ bên trong tăng thêm.

Cũng không được làm mát quá lâu, nên dừng lại khi thấy thân nhiệt chó đã giảm xuống còn 39.5 – dưới 40°C, lúc này cơ thể của chó có thể tự điều tiết thân nhiệt được.

– Ngoài ra có thể sử dụng bông gòn thấm cồn lau đệm chân của chó, quá trình bốc hơi của cồn sẽ giúp chó thoát nhiệt.

Nên cắt tỉa lông cho chó gọn gàng hơn, bỏ bớt lớp lông chết, dày sừng để chó cảm thấy “mát mẻ” hơn.

Tuy nhiên, tuyệt đối không cạo toàn bộ lông chó. Bạn cho rằng, cạo toàn bộ lông vào mùa nóng sẽ giúp chó không bị sốc nhiệt, nhưng chó không tản nhiệt qua da, nên việc cạo lông chó là vô nghĩa, ngoài ra, lớp lông còn có chức năng cách nhiệt, bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777