Tất Tần Tật Kinh Nghiệm, Cách Nuôi CHÓ AKITA Khỏe – Khôn

Chó Akita ăn gì? Chó Akita có khó nuôi không? Cách huấn luyện chó Akita khôn, thông minh? Cùng tìm hiểu chi tiết Cách nuôi và Chăm sóc chó Akita hiệu quả.


Đặc điểm nổi bật của chó Akita Inu

Akita Inu là một trong những giống chó lớn, lâu đời của Nhật và được chọn là là quốc khuyển của đất nước này. 

Một “phiên bản” khác của chó Akita Nhật là chó Akita Mỹ do có ngoại hình to lớn và một số điểm vượt trội hơn, tuy nhiên, giống chó Akita Nhật Bản vẫn luôn thu hút được sự chú ý với các đặc điểm nguyên thủy của chúng. 

Akita Inu to lớn, khoẻ mạnh, nặng từ 25–35kg và cao từ 58–68cm tuỳ thuộc giới tính. Ngoại hình của Akita rất săn chắc, vạm vỡ và oai vệ. Bộ lông của Akita là bộ lông kép, dày thường có màu trắng, màu vện, nâu vàng hoặc đỏ.

Akita có thân hình to lớn, vạm vỡ

Xuất thân là những chú chó được huấn luyện để săn bắt, nên Akita Inu có khuynh hướng dung dữ, ương ngạnh nếu không được đào tạo từ bé. Chúng mạnh mẽ, độc lập và có tính thống trị rất cao. Chúng luôn cảnh giác với người lạ và có xu hướng gay gắt với các giống chó khác. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ hòa nhập xã hội từ sớm thì chú chó này lại rất ngoan ngoãn và dễ bảo.

Akita Inu được biết đến là giống chó có lòng trung thành cao, hết lòng tận tuỵ và yêu quý chủ.  

Ngày nay, chó Akita ưu ái được chọn làm thú cưng thực hiện tốt nhiệm vụ canh gác, bảo vệ và là người bạn đồng hành tuyệt vời trong các gia đình.  

Chó Akita rất tình cảm và tuyệt đối trung thành 

Không gian và môi trường sống phù hợp với chó Akita Inu

Akita sẽ sống thoải mái nhất khi ở nhà có không gian rộng, có sân vườn để vui chơi vận động. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho việc tập luyện.

Nếu nhà có sân thì nên có rào chắn nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả Akita và người đi qua đường. Bởi vì bản tính cảnh giác và bảo vệ, nên chúng thường sẽ có những phản ứng cực đoan khi có người lạ vào nhà hay đi ngang qua. 

Chó Akita phù hợp sống ở nơi rộng rãi

Chó Akita Inu ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chó Akita Inu

Akita Inu du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khi được nuôi dưỡng tại Việt Nam, giống chó này lại tỏ ra khá yếu ớt, rất dễ mắc bệnh. Bênh cạnh điều kiện khí hậu và thời tiết nhiệt đới không phù hợp thì chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân.

Vì vậy khi nuôi một chú chó Akita Inu bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp Cún phát triển toàn diện.

Chế độ ăn theo độ tuổi của chó Akita như sau: 

Chó Akita dưới 2 tháng tuổi – Chó Akita sơ sinh 

Dinh dưỡng chủ yếu của chó Akita Inu đến từ sữa mẹ, ngoài ra bạn có thể cho chó tập ăn dần các loại thức ăn mềm, loãng như cháo trộn với thịt nạc và một ít rau củ nấu nhuyễn hoặc nếu là thức ăn hạt thì cần ngâm mềm trước khi cho ăn.

Lưu ý nếu chó Akita không có sữa mẹ thì nên cho chó uống sữa dành cho thú cưng, đừng nên cho Cún uống sữa bò hoặc sữa của người sẽ dễ bị dị ứng lactose gây rối loạn tiêu hóa.

Chó Akita từ 2-4 tháng tuổi: Chó Akita con

Đây là giai đoạn chó con tách mẹ về nhà mới. Nếu cho Cún ăn thức ăn hạt thì trong 1-2 tuần đầu bạn nên tiếp tục cho Cún ăn loại thức ăn cũ, đồng thời trộn dần loại thức ăn mới mà bạn muốn thay đổi để Cún quen dần. Đến tuần thứ 3 có thể chuyển hoàn toàn sang loại thức ăn mới.

Dựa trên hướng dẫn cho ăn trên bao bì và độ tuổi cân nặng của Cún để tính lượng thức ăn mỗi ngày. Nên cho Cún ăn từ 3-4 lần/ngày. 

Nếu tự nấu thức ăn cho Cún thì đơn giản và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho Cún chính là cho ăn cơm hoặc cháo nấu cùng với thịt nạc (heo, bò), cá, hoặc nội tạng động vật (gan, óc, tim) và thêm rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang. 

Có thể cho Cún gặm các loại xương để luyện khả năng cắn nhưng nên trụng qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh và không nấu chín vì các mảnh vỡ của xương có thể làm Cún bị hóc. Mỗi ngày cho Cún ăn 0,5-1kg thức ăn chia đều cho 3-4 bữa và thay đổi tùy theo sức ăn. 

Đừng quên luôn có nước cho chó Akita uống và thay nước sạch thường xuyên. 

Dinh dưỡng cho chó Akita con cực kỳ quan trọng

Chó Akita từ 4-12 tháng tuổi: Chó Akita đang trưởng thành 

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của chó Akita. Thức ăn cho chó Akita trong giai đoạn này cần là thức ăn chất lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho Cún phát triển, hoàn thiện cơ thể.

Thức ăn của chó Akita Inu cần có Protein từ các loại thịt hoặc cá hoặc nội tạng động vật. Đồng thời cần bổ sung thêm rau, củ để cung cấp vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, nên cho Cún ăn thêm 2-3 quả trứng hoặc trứng lộn mỗi tuần để bổ sung thêm Protein và Canxi. 

Nếu cho chó Akita ăn thức ăn hạt thì nên kết hợp với nước luộc/hầm thịt, xương, cá để đảm bảo không bị thiếu nước và đầy đủ chất dinh dưỡng cho Cún.

Thời điểm này nên cho Cún ăn khoảng 2-3 bữa/ngày tùy theo lịch trình của bạn nhưng hãy cố định thời gian để chó Akita có thói quen ăn uống tốt khi lớn lên.

Bổ sung đa dạng thức ăn cho chó Akita Inu

Chó Akita trên 1 tuổi: Chó Akita trưởng thành

Giai đoạn chó Akita đã trưởng thành, bạn chỉ cần duy trì chế độ ăn như cũ cho Cún là được, nhưng hãy luân phiên thay đổi các loại thức ăn giữa thịt, cá, nội tạng động vật hay rau củ  hoặc nếu là thức ăn khô thì hãy kết hợp với Pate hoặc nước thịt để chó Akita không bị chán ăn. Lúc này chỉ cần cho Cún ăn 2 bữa/ngày và cố định thời gian cho ăn.

Cách chăm sóc chó Akita hàng ngày 

Akita Inu có bộ lông dày và rụng lông khá nhiều, đặc biệt vào mùa rụng lông – khoảng 2-3 lần/năm. Để hạn chế chó Akita rụng lông là chải lông cho chó thường xuyên. Bạn nên chải lông cho Akita ít nhất 2 lần/tuần và nên trang bị máy hút bụi để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ.

Chó Akita Inu có bộ lông dày, rụng nhiều

Chó Akita có khả năng tự liếm lông để làm sạch cơ thể, tuy nhiên bạn vẫn cần tắm cho chó Akita để đảm bảo giữ cho chó Akita luôn sạch sẽ, không gặp các vấn đề trên da.

Tuy nhiên không nên tắm cho chó Akita quá nhiều lần, chỉ khoảng 1-2 lần/tháng là đủ, tắm thường xuyên quá sẽ làm cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi và lông dễ khô, rụng nhiều hơn.

Các chăm sóc cơ bản khác khi nuôi chó Akita bạn cần biết là: cắt móng cho Cún 1 lần/tháng hoặc khi nào bạn cảm thấy móng chó quá dài. Thường xuyên vệ sinh mắt, lau sạch gỉ mắt cho Cún. Kiểm tra và vệ sinh tai của chó Akita 2 lần/tuần để sớm phát hiện các bất thường như bị ve, rận hay nhiễm trùng, vệ sinh tai bằng bông mềm và lưu ý không nên cho nước vào ống tai làm tổn thương tai của chó.

Không tắm cho chó Akita quá nhiều lần

Ngoài ra, không gian sống của chó Akita cần được lưu ý và vệ sinh sạch sẽ. Các đồ dùng hàng ngày của chó Akita như bát nước, bát ăn, đồ chơi cần được vệ sinh thường xuyên. Ổ, đệm ngủ của Cún cần được giặt giũ mỗi tuần và nên xịt thuốc trị/chống ve, rận, ký sinh trùng để phòng ngừa ký sinh trên chó Akita.

Chế độ vận động, huấn luyện cơ bản cho chó Akita Inu

Huấn luyện cho chó Akita thân thiện với các thành viên trong nhà đặc biệt là trẻ em và hòa nhập với các vật nuôi khác (nếu có) là điều cực kỳ cần thiết và nên thực hiện khi Cún còn nhỏ, vừa mới về môi trường sống. Bạn cũng cần cho chó Akita làm quen với mọi người xung quanh để Cún có thể dạn dĩ, thân thiện hơn, có thể đưa Akita đến những nơi công cộng có đông người như công viên để chúng được tiếp xúc với nhiều người và các bạn Cún khác. 

Huấn luyện chó Akita thân thiện với trẻ em

Khi chó Akita đã bắt đầu hòa nhập với gia đình, hãy tiến hành dạy cho chúng những lệnh cơ bản như: Đứng, ngồi, nằm, gọi tên, bắt tay. Đặc biệt là huấn luyện cho chúng nhận thức được vị trí đi vệ sinh và các khu vực không được đến gần.  

Là giống chó khỏe mạnh, năng động, có mức năng lượng cao, chó Akita cần được tập thể dục, vận động hàng ngày. Bạn cần dành 45-60 phút mỗi ngày để đưa chó Akita ra ngoài đi bộ, chảy nhảy và chơi các trò chơi như ném bóng, nhặt độ vật, trốn tìm với Cún. Chó Akita không được vận động, giải phóng năng lượng sẽ dễ thay đổi tính nết, trở nên khó chịu, hung dữ hơn và thường hay sủa bậy, cắn phá đồ đạc nhiều hơn. 

Chó Akita Inu cần được chạy nhảy vận động nhiều

Chó Akita Inu và các vấn đề sức khoẻ thường gặp

Akita là một giống chó khỏe mạnh, có sức khỏe ổn định. Với điều kiện sống phù hợp và được chăm sóc đúng cách, chó Akita có thể sống được 10-13 năm hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, như các giống chó khác, chó Akita có thể gặp các vấn đề sức khỏe như:

– Các bệnh di truyền ở chó Akita Inu: phổ biến nhất là loạn khớp xương hông, teo võng mạc PRA, hay suy tuyến giáp. Do đó, khi mua chó Akita bạn cần tìm nơi uy tín, rõ nguồn gốc của chó để đảm bảo không gặp các vấn đề di truyền.

Vấn đề về mắt ở Akita Inu thường do di truyền  

– Các bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm như: bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh dại… Cần lưu ý tiêm vac-xin phòng bệnh cho Cún đầy đủ, chỉ nên mua chó từ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm 2 mũi vac-xin và lưu ý nên hạn chế cho Cún tiếp xúc với chó lạ, đặc biệt chó ở công viên hay chó ngoài đường, ở các trại cứu hộ. 

– Bệnh béo phì: Đây là bệnh lý khá phổ biến ở chó Akita nhưng thường dễ bị người nuôi bỏ qua. Béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Cún và trực tiếp làm giảm tuổi thọ của Cún. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, không chó chó Akita ăn quá nhiều và kích thích chó vận động mỗi ngày để tránh béo phì.

– Các vấn đề trên da: như chó Akita bị viêm da, bị ký sinh trùng, xà mâu… Để phòng bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể cho Cún sạch sẽ, và thường xuyên vệ sinh môi trường sống của Cún.


Các câu hỏi thường gặp về chăm sóc chó Akita Inu

Akita sẽ sống thoải mái nhất khi ở nhà có không gian rộng, có sân vườn để vui chơi vận động. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian sống thoái mái và đảm bảo được vận động mỗi ngày.

Akita Inu có bộ lông dày và rụng lông khá nhiều, đặc biệt vào mùa rụng lông – khoảng 2-3 lần/năm. Để hạn chế chó Akita rụng lông là chải lông cho chó thường xuyên. Bạn nên chải lông cho Akita ít nhất 2 lần/tuần và nên trang bị máy hút bụi để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ.

Chó Akita có khả năng tự liếm lông để làm sạch cơ thể, tuy nhiên bạn vẫn cần tắm cho chó Akita để đảm bảo giữ cho chó Akita luôn sạch sẽ, không gặp các vấn đề trên da.

Tuy nhiên không nên tắm cho chó Akita quá nhiều lần, chỉ khoảng 1-2 lần/tháng là đủ, tắm thường xuyên quá sẽ làm cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi và lông dễ khô, rụng nhiều hơn.

Nếu cho Cún ăn thức ăn hạt thì trong 1-2 tuần đầu bạn nên tiếp tục cho Cún ăn loại thức ăn cũ, đồng thời trộn dần loại thức ăn mới mà bạn muốn thay đổi để Cún quen dần. Đến tuần thứ 3 có thể chuyển hoàn toàn sang loại thức ăn mới. Dựa trên hướng dẫn cho ăn trên bao bì và độ tuổi cân nặng của Cún để tính lượng thức ăn mỗi ngày.

Nếu tự nấu thức ăn cho Cún thì đơn giản và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho Cún chính là cho ăn cơm hoặc cháo nấu cùng với thịt nạc (heo, bò), cá, hoặc nội tạng động vật (gan, óc, tim) và thêm rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang. Mỗi ngày cho Cún ăn 0,5-1kg thức ăn chia đều cho 3-4 bữa và thay đổi tùy theo sức ăn.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777