Chó bị ho, Chó bị ho khạc – Nguyên nhân, Kinh nghiệm chữa trị

Chó bị ho, chó bị khò khè hay chó bị ho khạc có phải là chó mắc bệnh ho cũi chó hay các bệnh lý hô hấp khác hay không? Tìm hiểu chi tiết về bệnh ho cũi chó.


Chó dùng mũi và miệng để đánh hơi mọi vật xung quanh. Cơ thể chúng dễ tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, mầm bệnh… thông qua hô hấp.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị ho. Và các triệu chứng chó bị ho, chó bị ho khạc xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Chó bị ho phải được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Chó bị ho và các dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh ho cũi chóChó bị ho khạc do nhiều nguyên nhân

1. Chó bị ho do bệnh ho cũi chó

Ho cũi chó hay còn gọi là bệnh viêm khí quản truyền nhiễn ở chó làm ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp khiến chó bị ho. Chó bị ho cũi chó khi tiếp xúc/hít phải vi khuẩn hoặc các phần tử vi rút làm suy yếu đường hô hấp. Vi rút có thể trong môi trường sống xung quanh của Cún khi chúng tiếp xúc trực tiếp với các chú chó bị bệnh khác hoặc gián tiếp qua đồ vật, bề mặt chưa được khử trùng.

Bệnh ho cũi chó không làm nguy hiểm đến tính mạng của Cún, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng đối với chó con, chó lớn tuổi, chó đang mang thai, chó có nền bệnh lý khác, có hệ miễn dịch kém thì nguy cơ mắc bệnh ho cũi chó nhiều hơn và cũng dễ biến chứng.

Ho cũi chó là vấn đề hô hấp phổ biến ở chó

1.1. Triệu chứng bệnh ho cũi chó

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh ho cũi chó là cơn ho dữ dội, kéo dài, chó bị ho khạc như hóc xương trong cổ họng. Tiếng ho không giống với chó bị hắc xì hay chó bị khò khè mà bật thành tiếng, có lúc to, nhỏ. Giống như con người khi bị đau họng do cảm cúm, chó cũng có phản xạ khạc, ọe do đau họng khi mắc bệnh ho cũi chó.  

Bệnh ho cũi chó có tính lây nhiễm mạnh

Hầu hết chó mắc bệnh ho cũi chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với một số chú chó bệnh ho cũi chó nặng hơn có thể có các triệu chứng bệnh khác như chó bị hắt xì mạnh, chó bị sổ mũi hoặc chảy dịch mắt.

1.2. Điều trị ho cũi chó như thế nào?

Cách chữa chó bị ho cũi chó sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của chó nhẹ hay nặng. Nếu chó bị ho khạc, khò khè nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường thì bệnh sẽ tự khỏi, nhưng để yên tâm hơn bạn vẫn nên liên hệ thú y để biết cách bổ sung thêm các loại thuốc bổ hỗ trợ hô hấp cho Cún. 

Hầu hết chó bị ho cũi đều hồi phục hoàn toàn trong vòng 3 tuần, hoặc đến 6 tuần đối với những chú chó có thể trạng yếu, nếu Cún của bạn không cải thiện trong thời gian dự kiến hãy liên hệ với bác sĩ thú y để sớm chuẩn đoán các biến chứng có thể gặp.

Ho cũi chó nếu bị nhẹ có thể tự hồi phục

2. Chó bị ho do chó bị viêm phổi
2.1. Dấu hiệu nhận biết chó bị viêm phổi

Giống như ở người, chó có thể bị viêm phổi ở nhiều cấp độ. Nguyên nhân làm chó bị viêm phổi có thể do vi khuẩn, do virus, nấm, khí độc… Và con đường lây nhiễm bệnh viêm phổi ở chó cũng qua đường hô hấp như tiếp xúc với nước bọt, vật dụng, khí độc từ môi trường sống…  

Để chuẩn đoán mức độ nghiêm trọng khi chó bị viêm phổi cần các phương pháp như xét nghiệm, chụp Xquang, sinh hoá máu… Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng báo hiệu bệnh viêm phổi ở chó qua nhiều cấp độ như:

– Chó ho nhiều, chó ho khạc, ho có đờm, và đặc biệt ho nhiều vào ban đêm. 

– Chó mệt mỏi, bỏ ăn, ăn không ngon và giảm cân đột ngột.

– Chó thở khò khè, có thể bị sốt. 

– Nặng hơn là chó bị hắt xì mạnh, liên tục. Chó bị chảy nước mũi, khó thở thậm chí là chó thể bị hôn mê. 

Chó bị sốt, mệt mỏi khi bị viêm phổi

2.2. Chó bị viêm phổi điều trị như thế nào?

Tuỳ theo cấp độ chó bị viêm phổi sẽ có các cách điều trị khác nhau. Chó có thể phục hồi hoàn toàn nếu kịp thời và phù hợp. Các trường hợp chó bị tử vong thường do đã biến chứng gây nên xuất huyết và nhiễm trùng lan rộng cơ thể.

Chính vì thế, ngay khi chó có các dấu hiệu ban đầu của viêm phổi, bạn cần theo dõi thường xuyên và liên hệ thú y nếu thấy tình trạng kéo dài.

Kết hợp với liệu trình điều trị của bác sĩ và một số phương pháp chăm sóc tại nhà bên dưới sẽ giúp chú chó của bạn khoẻ mạnh, nhanh hồi phục hơn. 

  • Tắm nắng sớm khoảng 7 giờ sáng
  • Không tắm cho chó trong thời gian bệnh
  • Hạn chế cho chó nằm trong phòng kín có máy lạnh, nên cho chó ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cho chó nằm đệm hoặc trên thảm để giữ ấm tuyệt đối cho chó.
  • Tăng cường vitamin C cho chó.
3. Chó bị ho khạc do mắc dị vật, hóc xương 

Trong trường hợp chó có các triệu chứng như chó bị ho khạc, chúi đầu cố gắng đưa vật gì ra khỏi cổ hoặc chó bị sưng cổ… thì khả năng cao là chó bị hóc xương, mắc dị vật.

3.1. Triệu chứng khi chó bị hóc

Bên cạnh chó bị ho khạc, tiếng ho rít mạnh, gấp… thì có thể kèm các triệu chứng như: 

– Chó liên tục há miệng, khó khép lại, kèm theo chảy dãi. 

– Chó thở gấp, nặng nề, mệt mỏi. 

– Nướu và lưỡi của chó dần chuyển sang trắng bệch do thiếu oxi. Trường hợp xương hoặc dị vật quá to, có thể cản trở việc hấp thụ oxi làm chó bị ngất. 

Chó ho khạc do bị hóc

3.2. Kinh nghiệm xử lý khi chó bị hóc

Khi chó bị hóc xương, hóc dị vật bạn có thể xử lý tại nhà bằng cách giúp chó lấy xương, dị vật ra khỏi họng hoặc các cách khác như nuốt cơm trắng, nuốt rau… Nếu như dị vật, xương to, có thể nhìn thấy và khả năng giúp chó lấy được ra khỏi miệng. Hoặc xem xét lại bữa ăn của chó có xương cá hay xương gà, vụn xương nhỏ… 

Tuy nhiên, nếu dị vật hay xương to, khó nhìn thấy thì bạn nên mang chó đến thú y để xử lý, đừng cố gắng giúp chó lấy dị vật ra vì có thể làm cổ họng chó bị thương. 

4. Các nguyên nhân khác làm chó bị ho khạc

Các nguyên nhân phổ biến khác làm chó bị ho khạc như: 

– Chó bị viêm amidan, chó bị viêm phế quản:  triệu chứng thường là chó bị ho khạc kéo dài, chó bị ho khạc có đờm, sốt, chảy nước mũi nhiều, chó thở khò khè, chó bị sưng cổ do nổi hạch… Thường gặp ở các chú chó lớn tuổi. 

– Chó bị giãn phế nang: triệu chứng thường gặp là chó bị ho khan và chó bị khó thở. Tuy không phổ biến nhưng nếu nhiễm bệnh lâu dài có thể phát thành viêm phế quản. 

– Chó bị ho khạc do nhiễm cầu khuẩn: Đây có thể là nguyên nhân chó bị ho khạc trong thời gian dài. Chó bị nhiễm cầu khuẩn thường trong trạng thái kiệt sức, ủ rũ, cấp độ nặng hơn có thể bị sốt và chó bị chảy nước mũi.

Chó ủ rũ, ốm yếu

– Chó bị ho khạc kéo dài do các vấn đề về tim. Giống như ở người, nguyên nhân gây nên bệnh tim ở chó thường là liên quan đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng béo phì (tăng cholesterol máu), tuổi già, chấn thương, viêm nhiễm mạch máu.

Triệu chứng thường thấy là chó bị ho khan khi vận động mạnh, hụt hơi, nhanh đuối sức. Bệnh tim ở chó nếu để kéo dài có thể dễ gây ngất hoặc đột tử do thiếu oxi lên não đột ngột. 

– Bệnh xẹp khí quản khiến chó bị ho, ho khạc kéo dài. Đây là bệnh di truyền phổ biến ở các giống chó nhỏ như Chihuahua, Toy Poodles, Pomeranians,..

Biểu hiện điển hình là chó bị ho dai dẳng, chó ho khan, chó bị khò khè, khó chịu ở cổ, oẹ khi ho, gặp khó khăn khi uống nước.  Nếu vận động quá mạnh hoặc quá phấn khích thì chó sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, xẹp khí quản có thể gây suy hô hấp từng cơn.

5. Chó bị ho khạc nên uống thuốc gì? 

Một số loại thuốc kháng sinh cho chó và thuốc hỗ trợ giảm ho thường được thú y sử dụng cho chó: 

– Thuốc Ambron, thuốc Dexamethasone: đây là thuốc kháng sinh cho chó, giúp giảm ho, điều trị viêm phổi. 

– Thuốc Bromhexine: giúp giảm ho và hạn chế tiết dịch nhầy trong cổ họng. 

– Theophylin: giúp chó suy giảm tình trạng khó thở bớt tình trạng khó thở.

Các loại thuốc trên điều kèm theo hướng dẫn sử dụng. Tuỳ thuộc theo kích thước cơ thể, độ tuổi mà bạn cho chó sử dụng đúng liều lượng. 

Chó bị ho ở dạng nhẹ thì có thể đỡ bệnh và hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những chú chó có thể trạng yếu, không cải thiện trong thời gian dự kiến. Chó bị ho khạc nặng kèm các triệu chứng như chó bỏ ăn, chó sốt, thở nặng, lờ đờ, mệt mỏi cần được đưa đến thú y ngay lập tức.

Thuốc Ambron sử dụng cho chó bị ho

5. Cách đề phòng chó bị ho khạc

Chó bị ho, chó bị ho khạc có thể lây nhiễm. Để tránh cho chó bị lây nhiễm thì nên hạn chế tiếp xúc với chó bệnh và chó lạ.

Hạn chế cho Cún tiếp xúc với chó lạ

Bên cạnh đó, tiêm vac-xin để phòng bệnh cho Cún là đều cần thiết, vac-xin phòng bệnh ho cũi chó có thể được tiêm khi chó được 3 tuần tuổi, sau đó cần tiêm nhắc lại hàng năm. Ngoài ra, bạn có thể giảm thiểu tỷ lệ chó mắc bệnh bằng những thói quen tốt sau đây:

  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tiệt trùng đồ chơi, đồ dùng định kỳ cho cún cưng
  • Giữ cho nơi ở của cún khô ráo, thoáng mát
  • Cách ly chó có dấu hiệu bị bệnh ngay khỏi các chú chó khỏe mạnh
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Sử dụng dây dắt cho chó dạng yếm thay cho dây cổ sẽ tốt hơn cho hô hấp và tránh các trường hợp bị ngạt. 

Sử dụng dây nịt thay giúp giảm thiểu cơn ho


6. Các câu hỏi phổ biến

Khi chó có triệu chứng ho khạc như hóc xương có thể do các nguyên nhân:

– Có dị vật trong cổ họng của Cún và chúng đang cố gắng để ho khạc vật đó ra.

– Chó ho khạc như hóc xương, tiếng ho khàn, kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ho cũi chó.

Ho cũi chó ở chó có thể nặng hoặc nhẹ.

Nếu nhẹ chó chỉ ho khạc, khò khè nhưng vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì bệnh có thể tự khỏi.

Nhưng nếu chó bị ho cũi chó, kèm với các triệu chứng như bỏ ăn, khó thở, lờ đờ, mệt mỏi thì bạn cần nhanh chóng đưa Cún đến thú y để điều trị sớm, tránh các biến chứng thành viêm phổi ở chó.

Ho cũi chó là bệnh lý lây nhiễm nhanh, do đó để tránh cho Cún không bị lây nhiễm thì cách tốt nhất là không cho tiếp xúc với chó bị bệnh và hạn chế với những chú chó lạ.

Bên cạnh đó, tiêm vac-xin để phòng bệnh cho Cún là đều cần thiết, vac-xin phòng bệnh ho cũi chó có thể được tiêm khi chó được 3 tuần tuổi, sau đó cần tiêm nhắc lại hàng năm.

Ngoài ra, bạn có thể giảm thiểu tỷ lệ chó mắc bệnh bằng những thói quen tốt sau đây:

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tiệt trùng đồ chơi, đồ dùng định kỳ cho cún cưng

– Giữ cho nơi ở của cún khô ráo, thoáng mát

– Cách ly chó có dấu hiệu bị bệnh ngay khỏi các chú chó khỏe mạnh

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777