Chó Chow Chow ăn gì? “Toàn tập” về cách nuôi Chow Chow

Chó Chow Chow có khó nuôi không? Chó Chow Chow có rụng lông nhiều không? Bài viết hướng dẫn chi tiết về cách nuôi chó Chow Chow khỏe mạnh, đáng yêu.


Đặc điểm của chó Chow Chow

Chow Chow là một giống chó đặc biệt về cả tính cách và ngoại hình. Chow Chow có lối sống độc lập, không thích ồn ào, không thích được ôm hay âu yếm. Nhiều người mô tả tính cách nó giống như của loài mèo, kiêu kì và không thích nịnh bợ.

Chow Chow có xu hướng chỉ trung thành với một người chủ và sống hết lòng vì người chủ đó.

Chow Chow là giống chó to lớn khó gần, kiêu kỳ

Ngoại hình của Chow Chow cũng rất độc đáo, nó như một sự kết hợp giữa sự oai vệ của con sư tử và pha chút ngộ nghĩnh khôi hài của gấu trúc.

Nhìn tổng quan, Chow Chow là con chó giống gấu bông đáng yêu, cộng với tính cách kiêu kỳ như một con mèo đã tạo nên sức hút khiến nhiều người mê mẩn chúng. Ngoài ra, chiếc lưỡi màu xanh đen cũng là đặc điểm độc lạ của chó Chow Chow và đôi chân to, thô làm dáng đi của Chow khá thô và nặng nề.

Chó Chow Chow giống như một chú gấu bông

Trong lịch sử Trung Quốc, Chow Chow được sử dụng để làm việc, săn bắt, canh gác, kéo xe. Chúng được coi là giống chó bình dân và luôn phải làm việc cực nhọc.

Ngày nay, Chow Chow là một trong những giống chó cảnh đáng yêu, được xem như người bạn trung thành trong các gia đình.

Môi trường và không gian sống phù hợp với chó Chow Chow

Chó Chow Chow có thể thích nghi với nhiều loại nhà, từ nhà sân vườn, biệt thự, nhà phố cho đến căn hộ.

Nhưng nên nhớ hãy tạo điều kiện cho nó có thể thỏa mái tự do đi lại trong nhà và đừng nhốt chúng quá lâu trong lồng cũi hoặc trói xích.

Chow Chow thường có xu hướng sẽ bỏ đi lang thang nếu chủ không quản lý. Vì thế đừng để cửa mở tự do, nếu nhà có sân vườn thì nên có tường rào và cổng luôn đóng. 

Chow Chow xuất thân từ phía Bắc Trung quốc, là xứ lạnh nên khả năng chịu nhiệt rất kém, lại thêm bộ lông dài và dày nên vào mùa nắng nóng hãy cho Chow ở phòng máy lạnh và hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ cao và nắng nóng liên tục như kiểu khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.  

Chó Chow Chow cần sống ở không gian mát mẻ

Chó Chow Chow ăn gì?

Dù nuôi bất kỳ loại thú cưng nào thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của chúng, và Chow Chow cũng không phải ngoại lệ.

Để phát triển một cách khỏe mạnh, ngoại hình xinh đẹp thì yêu cầu tiên quyết phải có chế độ ăn khoa học và hợp lý. Chính vì thế, tìm hiểu cách xây dựng thực đơn dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe là rất cần thiết.

Mỗi chú chó Chow Chow sẽ có một chế độ ăn uống phù hợp khác nhau

Chow Chow là giống chó có bộ lông dày và rậm rạp, nên chúng cần những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega-3 và axit béo có tác dụng giúp bộ lông của nó chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Nên, trong thực đơn của Chow Chow cần phải có các loại thực phẩm như: trứng, dầu cá  Omega–3, dầu olive hoặc dầu dừa…

Chow Chow là giống chó khá kén ăn, lại hay gặp các vấn đề về tiêu hóa nên cần phải hết sức cẩn thận trong khâu chế biến và lựa chọn thức ăn cho chúng.

Nếu có thời gian, nên chế biến thức ăn cho chó Chow Chow để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh.

Tất nhiên vẫn có thể kết hợp cho Chow ăn thức ăn khô đóng gói. Không nên cho Chow ăn thức ăn tươi sống như thịt, cá, nội tạng, hải sản sống vì hệ tiêu hóa của giống chó này rất yếu và cực kỳ nhạy cảm. 

Các loại thực phẩm tốt cho chó Chow Chow

– Từ 2 –  3 tháng tuổi: Chỉ nên cho chó Chow ăn thức ăn ở dạng cháo xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm.

Nên chia khối lượng thức ăn một ngày thành 4–5 bữa/ngày. Bạn có thể nấu các loại cháo như: cháo thịt, cháo cá…ngoài ra có thể trộn thêm với một số loại rau củ quả để tăng chất xơ và vitamin. 

– Từ 3 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn này Chow Chow phát triển mạnh về ngoại hình như cơ bắp, cân nặng, chiều cao, sức khỏe.

Do đó chúng cần được nâng khẩu phần ăn và tăng cường đa dạng thực phẩm hơn. Bạn nên cho vào thực đơn các loại thực phẩm như: các loại thịt, cá, trứng, tôm, các loại rau củ…để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng, có thể giảm số lượng bữa ăn xuống còn 3  bữa/ngày, nhưng khối lượng mỗi bữa phải tăng lên.

– Trên 6 tháng tuổi: Chow Chow bắt đầu hoàn thiện cơ thể và sang giai đoạn trưởng thành. Thịt, cá, trứng, rau củ là cần thiết để chó Chow có nguồn năng lượng đầy đủ. Mỗi ngày cho chó Chow ăn 2 – 3 bữa.

Yêu cầu vệ sinh, chăm sóc ngoại hình cho chó Chow Chow

– Chow là giống chó rụng lông rất nhiều, hầu như quanh năm, đặc biệt vào mùa rụng lông của chúng.

Chải lông cho Chow Chow ba lần một tuần để giữ cho bộ lông luôn trong tình trạng gọn gàng, cũng như hạn chế việc rụng lông bừa bãi khắp nhà. Bộ lông của Chow phát triển theo mùa, nên cần phải chú ý chăm sóc kỹ lưỡng hơn vào những thời điểm này. 

Cũng như những giống chó rụng lông khác, việc tắm thường xuyên sẽ càng khiến tình trạng rụng lông thêm tồi tệ hơn vì thế bạn chỉ nên tắm cho chúng khi quá bẩn hoặc bốc mùi hôi. Bạn hãy yên tâm, tuy sở hữu bộ lông dày rậm rạp nhưng nếu được chải chuốt và giữ gìn thì chó Chow sẽ không có mùi hôi.

Chải lông thường xuyên cho chó Chow Chow

– Chow Chow sở hữu bộ răng thô nên cần có bàn chải chuyên dụng cho giống chó này. Đánh răng cho Chow 2 – 3 lần/tuần để không bị hôi miệng, có thể đánh răng thường xuyên mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề về nướu và sâu răng.

– Cắt móng 1-2 lần/tháng, hoặc khi phát hiện trong bước đi của nó tạo ra tiếng động do va chạm giữa móng chân và sàn nhà. Khi cắt móng phải hết sức cẩn thận, đừng cắt quá sâu sẽ chạm trúng các mạch máu sẽ gây đau đớn, tất nhiên những lần cắt móng tiếp theo nó sẽ trở nên bất hợp tác vì sợ hãi.

– Trong quá trình làm vệ sinh, nên kiểm tra các dấu hiệu nhưng mẩn đỏ, vết lở trên da, trong ống tai, dưới bàn chân… Đó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, cần phát hiện và ngăn chặn sớm.

Chế độ luyện tập, huấn luyện cơ bản cho chó Chow Chow  

Cũng như những giống chó khác, chó Chow cũng cần được vận động và tập thể dục thường xuyên để phát triển thể chất và trí tuệ.

Nên cho nó đi bộ, hay đi dạo công viên 15–20 phút mỗi ngày, nếu nhà có sân rộng thì hãy để chúng tự do chạy nhảy chơi đùa, hoặc chơi những trò chơi cùng chủ sẽ khiến Chow vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Cho chó Chow vận động hàng ngày 

Chow Chow vì có bản tính bướng bỉnh, độc lập nên cần được dạy dỗ từ nhỏ để hòa nhập với xã hội và cuộc sống của gia đình. Chúng cần một người chủ có cá tính mạnh, kỷ luật nghiêm túc và kiên trì.

Từ 2 – 3 tháng tuổi, hãy xã hội hóa Chow Chow, dạy cho chúng nhận biết và hòa đồng với các thành viên khác trong gia đình, kể cả thú nuôi khác trong nhà, đồng thời tập cho chúng những thói quen như: hợp tác để làm vệ sinh, ăn uống đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ…

Sau đó là luyện tập những câu lệnh đơn giản như: gọi tên, đứng, ngồi, nằm, ném – nhặt bóng… Đặc biệt, phản ứng điều chỉnh ngay với Chow khi phát hiện bất cứ vấn đề gì về gây hấn, xung đột với con người hay những vật nuôi khác.

Việc huấn luyện sẽ xuyên suốt từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Lưu ý, Chow Chow sẽ không chấp nhận những hình phạt ngược đãi do đó khi huấn luyện Chow Chow cần phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn.

Nên khuyến khích nó bằng những phần thưởng để khích lệ tinh thần, như vậy bạn sẽ thấy Chow Chow hợp tác và tiếp thu nhanh hơn.

Kiên trì, nghiêm túc huấn luyện chó Chow Chow

Bạn có thể tập cho nó thói quen bị nhốt trong lồng khi cần thiết, để tiện lợi trong việc sinh hoạt cũng như đỡ phải dọn dẹp vệ sinh.

Tuy nhiên đừng quá lạm dụng điều đó, đừng biến chiếc lồng thành nhà tù. Bản tính Chow Chow đã rất khó để thừa nhận ai là chủ nhân, nên bạn cần có sự gần gũi nhiều để tạo tình cảm và chiếm được lòng tin của nó.

Các vấn đề sức khoẻ phổ biến của chó Chow Chow

Chow Chow cũng là một giống chó có sức khỏe khá tốt nếu được nuôi dưỡng đúng cách. Chúng có tuổi thọ từ 8–12 năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên cũng như những giống chó khác, Chow vẫn có một số vấn đề về sức khỏe do di truyền hoặc bẩm sinh. Nhưng những trường hợp này thường hiếm gặp, dưới đây là một số vấn đề bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi rước chú cún về nhà.

– Chứng hở khớp xương đùi có tên tiếng anh là Canine Dysplasia. Đây là một dạng chứng bệnh di truyền, phần khớp xương đùi không vừa khít với khớp hông. Những chú chó mắc bệnh này thường biểu hiện đau đớn ở một hoặc cả hai bên hông sau.

Nếu không để ý hoặc không được nhà cung cấp chó cung cấp đầy đủ thông tin, tình hình sức khỏe của chó con thì thường chúng ta sẽ khó nhận biết được. Do đó trước khi quyết định mua, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về chú chó của mình.

Trong trường hợp, trong khi đang nuôi bạn phát hiện các biểu hiện như trên, hãy đưa chú cún đến bác sĩ thú ý để chẩn đoán chính xác tình trạng và chữa trị sớm nhất có thể.

Thực tế thì chứng bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến tuổi thọ hay sức sống của con chó.

Chọn nuôi chó Chow Chow từ địa chỉ uy tín, rõ nguồn gốc để hạn chế các bệnh di truyền

– Chứng Entropion, nghĩa là mí mắt của Chow Chow bị lận vào trong. Nó gây khó chịu hoặc thậm chí làm tổn thương nhãn cầu nếu để tình trạng kéo dài.

Nếu mắc chứng này, chó của bạn sẽ thường xuyên dụi mắt và chảy nước mắt. Bác sĩ thú ý sẽ phẫu thuật để khắc phục tình trạng này. 

– Một vấn đề sức khoẻ được đánh giá là ảnh hưởng đến 80% các chú cún Chow Chow mà ít được phát hiện là bệnh về nha chu.

Bệnh nha chu không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, ngoài việc gây viêm, hôi miệng, rung răng và gây đau đớn cho Cún, vi khuẩn trong nướu có thể xâm nhập vào máu và gây ảnh hưởng đến phổi, thận và cả tim.

Giải pháp duy nhất cho vấn đề sức khoẻ này đó là tạo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày cho Cún và khám bác sĩ định kỳ nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề bất thường đối với răng và miệng của Chow Chow.


Các câu hỏi thường gặp 

Chow Chow có thể thích nghi với nhiều loại nhà, từ nhà sân vườn, căn hộ cho đến chung cư. Nhưng nên nhớ hãy tạo điều kiện cho chó Chow có thể thỏa mái tự do đi lại trong nhà, đừng nhốt quá lâu trong lồng cũi hoặc trói xích trong nhà.
Ngoài ra, chó Chow Chow có bộ lông dày, chịu nóng rất kém nên không gian sống cần mát mẻ, có quạt và máy lạnh khi vào mùa hè.

Chow là giống chó rụng lông rất nhiều, hầu như quanh năm, đặc biệt vào mùa rụng lông của chúng.
Chải lông cho Chow Chow ba thường xuyên để giữ cho bộ lông luôn trong tình trạng gọn gàng, cũng như hạn chế việc rụng lông bừa bãi khắp nhà. Chỉ nên tắm cho Chow Chow khi chúng quá bẩn hoặc có mùi hôi, việc tắm thường xuyên sẽ khiến tình trạng rụng lông thêm tồi tệ hơn.
Ngoài ra, có thể bổ sung vào thức ăn của chó Chow các loại thực phẩm chứa Omega 3 như: hải sản, bí đỏ, cà rốt, dầu dừa… để tăng cường dưỡng chất cho lông.

Chow Chow cũng là một giống chó có sức khỏe khá tốt nếu được nuôi dưỡng đúng cách. Chúng có tuổi thọ từ 8–12 năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên Chow vẫn có thể gặp một số vấn đề di truyền nếu chúng được lai tạo không đủ tiêu chuẩn. Do đó, hãy chọn mua chó Chow Chow từ địa chỉ uy tín, không mắc các bệnh di truyền nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0902 770 777