Dấu hiệu Chó Bị Dại và cách xử lý khi Bị Chó Dại Cắn

Chi tiết về bệnh dại ở chó. Các dấu hiệu chó bị dại cụ thể là gì? Các phòng chó bị dại và cần làm gì khi chó có dấu hiệu bị dại.


Bệnh dại là một loại virus không có cách chữa khỏi khi chúng tấn công vào não, tất cả các loài động vật có vú bao gồm cả chó và người đều có thể mắc bệnh dại. Có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, một khi chó đã có những triệu chứng của bệnh dại thì sẽ gây tử vong.

Một khi chó đã có những triệu chứng của bệnh dại thì sẽ gây tử vong

 1. Bệnh dại ở chó là gì?

Bệnh dại ở chó là bệnh viêm não, viêm tủy cấp tính gây ra bởi virus dại Rhabdovirus, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì nó tàn phá nặng nề đến cơ quan thần kinh. Bệnh dại có thể lây truyền và gây tử vong trên những động vật có vú đặc biệt là giữa chó và người qua đường nước bọt, virus dại xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Châu Á.

Từ năm 2017-2021 Việt Nam ghi nhận có 378 người tử vong vì bệnh dại. Điều đó cho thấy bệnh dại vẫn còn đang tiếp diễn và cần được phòng ngừa.

 2. Nguyên nhân chó bị dại là gì?

Sau khi vết cắn xảy ra, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên của vật chủ, sinh sôi và lây lan đến tuyến nước bọt.

Khi chó chưa được tiêm ngừa dại thì sẽ có 3 nguyên nhân chính khiến chó bị dại là:

  • Bị chó dại cắn.
  • Chó bị cắn bởi những động vật hoang dã mang virus dại như dơi, chồn hôi, cáo, gấu trúc.
  • Tiếp xúc với nước bọt của chó bị dại qua các vết thương hở, mắt, mũi, miệng.

Con người thường lây nhiễm bệnh dại trên chó qua nước bọt (bị cắn hoặc chơi đùa với chó dại).

 3. Thời gian ủ bệnh dại ở chó là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh của chó dại là khoảng thời gian từ khi chó tiếp xúc mầm bệnh đến khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên. Trên chó thời gian ủ bệnh có thể là 10 ngày hoặc 1 năm, nhưng trung bình thì từ 2 tuần đến 4 tháng.

Thời gian xuất hiện các triệu chứng chó bị dại phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

  • Vị trí lây nhiễm: Vết cắn càng gần não và tuỷ sống thì virus sẽ càng nhanh đến mô thần kinh và thời gian phát bệnh sẽ nhanh hơn.
  • Mức độ nghiêm trọng của vết cắn: Vết cắn càng sâu, càng nặng thì càng nguy hiểm hơn.
  • Lượng virus do vết cắn lây lan và sinh sản: Vết cắn càng lâu hoặc thời gian tiếp xúc với nước bọt chó dại nhiều thì lượng virus lây truyền và sinh sôi sẽ càng tăng.
 4. Dấu hiệu chó bị dại là gì?

Chó chảy nhiều nước dãi và hung hăng, tăng động khi bị dại

Chó bị dại sẽ thay đổi tính tình, có thể từ trầm lặng trở nên hung dữ hoặc từ năng động trở nên căng thẳng, nhút nhát. Các dấu hiệu đi kèm như sốt, khó nhai, chảy nhiều nước bọt, đi loạng choạng, co giật, giai đoạn này có thể kéo dài từ 2-3 ngày.

Sau giai đoạn này sẽ có hai dạng biểu hiện lâm sàng trên chó bị dại:

 4.1. Bệnh dại ở chó thể điên cuồng

Khi virus tiến triển mạnh, chó sẽ trở nên kích động hơn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và các chuyển động. Chó sẽ tìm kiếm nơi tối tăm để ẩn náu, tru réo hoặc trở nên hung hăng hơn.

 4.2. Bệnh dại ở chó thể thầm lặng (thể câm)

Ở thể này chó bị tê liệt nặng nề, không kiểm soát được các cơ, đặc biệt là đầu và họng, khiến chó không thở được và dẫn đến tử vong.

 5. Chẩn đoán bệnh dại ở chó

Hiện tại chưa có xét nghiệm bệnh dại ở động vật đang sống, xét nghiệm này chỉ thực hiện được khi chó bị dại đã chết. Vì vậy chủ nuôi cần theo dõi các triệu chứng và hành vi của chó thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời.

Sau khi chó chết có thể xét nghiệm mô não của chó để xác định lần nữa nguyên nhân gây chết và tiến hành hướng điều trị cho động vật bị lây nhiễm virus dại.

 6. Bệnh dại ở chó điều trị như thế nào?

Tiêm phòng mũi dại đúng định kỳ quy định để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Đối với chó đã tiêm phòng dại thì bạn nên tiêm mũi nhắc lại sau khi nghi ngờ chó bị nhiễm virus dại. Đối với các chú chó chưa tiêm phòng dại thì không có phương pháp điều trị nào có thể cứu chữa.

Nếu đã xác định chó bị dại thì điều tốt nhất nên làm chính là an tử cho chó, điều này sẽ giúp chúng không phải chịu sự đau đớn cũng như bảo vệ an toàn cho người và động vật khác.

 7. Cách phòng bệnh dại ở chó

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh dại là tiêm phòng dại cho chó của bạn đầy đủ theo lịch định kỳ. Thời điểm tiêm phòng dại tốt nhất là khi chó được 4-6 tháng tuổi và tiêm lặp lại mỗi năm 1 lần. Đồng thời bạn nên hạn chế cho chó tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật thả rông. Khi đi dạo bạn nên sử dụng dây dắt, rọ mõm và quan sát cho thường xuyên.

Chi phí tiêm vaccine dại cho chó khoảng 50 – 100 nghìn đồng.

Chó bị bệnh dại thường chủ yếu là do bị chó bệnh cắn

 8. Câu hỏi phổ biến thường gặp

Bệnh dại lây nhiễm qua nước bọt khi chó tiếp xúc với động vật dại qua vết cắn, vết thương hở, mắt, miệng. Một số động vật hoang dã mang virus dại đó là dơi, chồn, cáo, gấu trúc.

Nếu chú chó của bạn đã được tiêm ngừa dại đầy đủ thì hãy tiêm nhắc lại vaccine dại cho chúng. Nếu chó chưa được tiêm ngừa đầy đủ thì bạn nên để chó vào chuồng hoặc xích chó ở một nơi riêng và quan sát biểu hiện của chó trong vòng 10 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

Không, thông thường chó bị dại sẽ chết trong vòng 10 ngày sau khi nhiễm virus, nếu chó bị dại thì việc tốt nhất là nên tiêm an tử cho chó.

Thời gian ủ bệnh trung bình của chó là từ 2 tuần – 4 tháng, sau khoảng thời gian này chó sẽ có những biểu hiện thay đổi đột ngột như chảy nước dãi, tính tình hung dữ hơn, sợ ánh sáng, âm thanh và thường xuyên chui xuống gầm giường tru tréo hoặc cũng có thể trở nên im lặng, tê liệt cơ, khó nhai, khó thở và tử vong.

Đầu tiên, bạn nên rửa kỹ vết thương với xà phòng ngay lập tức và dùng nước khử trùng để lau sạch lần hai. Nếu bạn đã tiêm phòng đầy đủ thì hãy đến gặp bác sĩ được hướng dẫn tiêm phòng lại. Nếu bạn chưa tiêm phòng đầy đủ thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng cách.

Có hai cách để điều trị người nhiễm virus dại tùy theo tình trạng vết cắn, tình trạng của động vật dại và đáp ứng miễn dịch của người tiêm.

  • Dùng vaccine dại tế bào Verorab, có tác dụng bảo vệ từ 2-8 tuần.
  • Dùng huyết thanh kháng dại giúp trung hòa bớt virus và làm giảm nồng độ virus.
4.7/5 - (3 bình chọn)

One thought on “Dấu hiệu Chó Bị Dại và cách xử lý khi Bị Chó Dại Cắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777