Cách xử lý Mèo bị sổ mũi – chảy nước mũi nhanh chóng nhất

Mèo bị sổ mũi, chảy nước mũi làm mèo khó chịu và kém vệ sinh. Làm gì khi mèo bị sổ mũi và cách xử lý, điều trị mèo bị chảy nước mũi nhanh chóng, hiệu quả.


Cũng giống như con người, mèo bị sổ mũi, chảy nước mũi rất khó chịu và ảnh hưởng đến vệ sinh, tuy nhiên mèo sổ mũi lại xảy ra khá thường xuyên với mèo. Chăm sóc đúng cách giúp mèo bị sổ mũi sẽ giúp mèo dễ chịu và nhanh hết hơn, đồng thời cần biết cách để đề phòng mèo bị sổ mũi.

Mèo bị sổ mũi thường khá phổ biến

Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM

1. Biểu hiện mèo bị sổ mũi

Mèo bị sổ mũi thường biểu hiện rõ và rất dễ dàng để nhận thấy. Tuỳ theo mức độ bệnh và các nguyên nhân làm mèo sổ mũi thì các cấp độ triệu chứng có thể là:

– Mũi mèo trở nên ẩm ướt hơn bình thường do chảy nước mũi, nước mũi của mèo loãng, nhỏ thành giọt. Mèo có thể xuất hiện các cơn hắc xì hơi liên tục. Đây là dấu hiệu mèo bị cảm lạnh do thay đổi thời tiết, mèo bị viêm mũi hoặc nhẹ nhất là mèo bị dị ứng mũi với một số tác nhân ngoài môi trường.

– Mèo chảy nước mũi nhiều, liên tục, kèm với các cơn hắc xì hơi và ho khan kéo dài. Đây thường là dấu hiệu mèo bị viêm phổi.

– Cấp độ cao nhất bạn sẽ thấy mèo chảy nước mũi, nhưng nước mũi mèo trở nên đặc, có mủ, có mùi hôi, mèo thở khó khăn hơn, mèo mệt mỏi, bỏ ăn, lờ đờ. Đây là triệu chứng các bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp ở mèo cần được thăm khám ngay.

Mèo bị sổ mũi theo mức độ 

2. Nguyên nhân làm mèo bị sổ mũi

Mèo bị chảy nước mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Một số nguyên nhân nhỏ về sức khoẻ như mèo bị dị ứng với không khí, mỹ phẩm, bụi hoặc mèo bị cảm lạnh đo thay đổi thời tiết đột ngột. Đặc biệt ở các giống mèo mũi ngắn như mèo Ba Tư, mèo Exotic rất dễ bị sổ mũi, chảy nước mũi.

Mèo Ba Tư mũi ngắn

– Mèo bị nghẹt mũi do có dị vật mắc kẹt bên trong mũi, hoặc mèo bị tổn thương nhẹ ở mũi do va chạm, đùa giỡn.

– Nguyên nhân nặng nhất làm mèo bị sổ mũi chính là dấu hiệu cho các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm phổi, hay thậm chí là ung thư.

3. Cách chăm sóc mèo bị sổ mũi

Mèo bị sổ mũi, chảy nước mũi đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó khi thấy mèo bị sổ mũi hãy theo dõi cẩn thận các triệu chứng tiếp theo.

Mèo sổ mũi nếu là do các vấn đề dị ứng, hay thay đổi thời tiết thì hoàn toàn có thể chăm sóc dứt điểm tại nhà. Nhưng nếu mèo bị sổ mũi kèm với các triệu chứng nặng, kéo dài như dịch mũi chuyển sang đặc, mủ, có mùi hôi, mèo sốt cao, khan tiếng, mèo mệt mỏi, bỏ ăn, lờ đờ thì nên đưa mèo đến thú y sớm nhất để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Cách chăm sóc cho mèo bị sổ mũi nhẹ tại nhà.

– Vệ sinh cho mèo là quan trọng nhất, mèo bị sổ mũi cần được vệ sinh mũi sạch sẽ bằng khăn ấm vừa phải, hoặc dùng các dung dịch vệ sinh mũi cho mèo. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ thú y về các loại thuốc uống cho mèo bị sổ mũi để hiệu quả nhanh hơn. 

Vệ sinh cho mèo bị sổ mũi

– Giữ bé mèo ở nơi thoáng mát, không quá lạnh, mèo bị sổ mũi không nên nằm phòng máy lạnh hoặc quay quạt máy thẳng vào người.

– Vệ sinh không gian sống của mèo, đệm, giường ngủ, bát ăn bát nước và đồ chơi của mèo sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

– Mèo bị sổ mũi thường rất khó chịu mệt mỏi, chán ăn nên bạn nên đầu tư chất lượng vào bữa ăn của mèo. Nếu cho mèo ăn hạt khô hãy trộn thêm pate hoặc nước sốt để hấp dẫn hơn, ngoài ra nên bổ sung cho mèo các loại thịt, cá để tăng cường sức đề kháng. Vitamin hoặc Gel dinh dưỡng cho mèo cũng có thể dùng nếu mèo ăn uống khá khó khăn.

4. Cách phòng mèo bị sổ mũi

Đề phòng mèo bị sổ mũi 

Mèo bị sổ mũi thông thường không quá nguy hiểm nhưng rất dễ xảy ra, và khi mèo bị sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của hệ hô hấp.

Do đó, bạn cần biết cách để đề phòng, hạn chế mèo bị sổ mũi bằng cách:

– Luôn vệ sinh môi trường sống và các đồ dùng của mèo sạch sẽ.

– Lưu ý và tránh các nguồn nguyên nhân có thể làm mèo bị dị ứng mũi như: hoá chất, mỹ phẩm, cây cảnh trong nhà, sữa tắm hoặc thậm chí là đồ ăn.

– Cung cấp cho mèo chế độ ăn hợp lý, vệ sinh, tuyệt đối không cho mèo ăn thức ăn hết hạn sử dụng, nấm mốc. Thỉnh thoảng hãy bổ sung thêm cho mèo các loại thịt, cá tươi để bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

– Giữ mèo ở nơi mát mẻ, thoáng, sạch, hạn chế cho mèo ra ngoài khi biên độ nhiệt quá cao. Mèo ở phòng máy lạnh nên lưu ý giữ ấm cho mèo để tránh bị cảm lạnh.


5. Các câu hỏi phổ biến

Mũi mèo trở nên ẩm ướt hơn bình thường do chảy nước mũi, nước mũi của mèo loãng, nhỏ thành giọt. Mèo có thể xuất hiện các cơn hắc xì hơi liên tục.
Đây là dấu hiệu mèo bị cảm lạnh do thay đổi thời tiết, mèo bị viêm mũi hoặc nhẹ nhất là mèo bị dị ứng mũi với một số tác nhân ngoài môi trường.
Mèo chảy nước mũi, nhưng nước mũi mèo trở nên đặc, có mủ, có mùi hôi, mèo thở khó khăn hơn, mèo mệt mỏi, bỏ ăn, lờ đờ.
Đây là triệu chứng các bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp ở mèo cần được thăm khám ngay.
– Mèo bị sổ mũi cần được vệ sinh mũi sạch sẽ bằng khăn ấm vừa phải, hoặc dùng các dung dịch vệ sinh mũi cho mèo. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ thú y về các loại thuốc uống cho mèo bị sổ mũi để hiệu quả nhanh hơn.
– Cho mèo ở nơi thoáng mát, không quá lạnh, không nên nằm phòng máy lạnh hoặc quay quạt máy thẳng vào người.
– Vệ sinh không gian sống của mèo, đệm, giường ngủ, bát ăn bát nước và đồ chơi của mèo sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
– Mèo bị sổ mũi thường rất khó chịu mệt mỏi, chán ăn. Nếu cho mèo ăn hạt khô hãy trộn thêm pate hoặc nước sốt để hấp dẫn hơn, ngoài ra nên bổ sung cho mèo các loại thịt, cá để tăng cường sức đề kháng. Vitamin hoặc Gel dinh dưỡng cho mèo cũng có thể dùng nếu mèo ăn uống khá khó khăn.
3.4/5 - (48 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0902 770 777